Lệch một bên hàm: Nguyên nhân và cách điều trị 

28, Tháng 4, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 6,935
Comments Count

Lệch hàm là tình trạng khiếm khuyết, không cân xứng trên khuôn mặt. Tình trạng này diễn ra ở khá phổ biến khiến nhiều người có cảm giác bất an, lo lắng và tự ti về khuôn mặt không cân đối.

 

Lệch hàm là gì?

 

Thông thường, một hàm răng đều đẹp khi có khớp cắn chuẩn. Khớp cắn là sự tương quan giữa hàm răng trên và dưới. Khớp cắn chuẩn có tỉ lệ cân xứng được tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ.

 

Lệch một bên hàm: Nguyên nhân và cách điều trị 

 

Người bị khớp cắn lệch cũng chính là trường hợp lệch hàm. Biểu hiện rõ nhất ở người bị lệch hàm là xương hàm bị lệch sang trái hoặc phải khiến khuôn mặt bị mất cân xứng.

 

Hiện nay có khá nhiều người bị lệch xương hàm, trong đó có 2 dạng thường gặp:

 

Lệch hàm trên – dưới: Tình trạng khớp hàm trên phát triển chìa ra (răng hô) hoặc thụt vào trong (răng móm) so với hàm dưới.

 

Lệch một bên hàm: Nguyên nhân và cách điều trị 

 

Lệch hàm trái – phải: Là tình trạng đường viền xương hàm hai bên không đồng đều, dáng khuôn mặt một bên hóp và một bên lồi, khẩu hình cũng bị ảnh hưởng theo.

 

Nguyên nhân khiến hàm bị lệch

 

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho hàm bị lệch. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lệch hàm khiến khuôn mặt bị mất cân xứng gồm:

 

Hàm bị lệch bẩm sinh

 

Thực tế đã có không ít bệnh nhân đã gặp phải tình trạng lệch xương hàm bẩm sinh. Ảnh hưởng từ gen di truyền như: răng, môi, má, cơ, xương,... Do đó, khả năng các thế sau cũng gặp phải tình trạng này là rất lớn.

 

Lệch hàm do chấn thương

 

Một trong những nguyên nhân khách quan khiến hàm bị lệch như: Va chạm trong khi vận động, chơi thể thao, tai nạn,… khiến xương quai hàm bị tác động mạnh làm mất đi sự cân đối ban đầu.

 

Lệch một bên hàm: Nguyên nhân và cách điều trị 

 

Răng mọc không đều

 

Răng mọc lệch, sai vị trí trên cung hàm cũng là nguyên nhân gây lệch khớp hàm. Răng mọc lệch lạc nếu không được phát hiện sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời có thể khiến quai hàm phát triển không đồng đều gây lệch hàm.

 

Tác động từ những thói quen xấu

 

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan cũng có thể kể đến như: tật mút tay, thường xuyên chống cằm trong thời gian dài, thói quen nhai một bên hàm,…

 

Phương pháp điều trị lệch hàm hiệu quả

 

Có hai phương pháp điều trị lệch xương hàm hiệu quả hiện nay là: Phẫu thuật lệch hàm và niềng răng. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân và tình trạng lệch hàm mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

 

Phương pháp phẫu thuật lệch hàm

 

Phương pháp phẫu thuật lệch hàm thường được áp dụng cho bệnh nhân bị lệch hàm do bẩm sinh, do chấn thương, lệch hàm do xương hàm,... Đây đều là những trường hợp lệch hàm nghiêm trọng và không thể khắc phục được.

 

Phẫu thuật lệch hàm, người bệnh cần được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại để có được khuôn hàm đúng chuẩn tỷ lệ.

 

Phương pháp niềng răng khắc phục hàm lệch

 

Niềng răng là phương pháp điều trị áp dụng cho những trường hợp lệch hàm nhẹ như: khấp khểnh, răng hô, móm,... Bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống khí cụ niềng răng để dịch chuyển khớp cắn dần trở về trạng thái chuẩn giúp khuôn mặt trở nên cân đối. Phương pháp niềng răng cần thực hiện trong thời gian dài. 

 

Lệch một bên hàm: Nguyên nhân và cách điều trị 

 

Phương pháp kết hợp niềng răng và phẫu thuật hàm

 

Những trường hợp bệnh nhân lệch hàm do thói quen xấu, do xương hàm gây ra tình trạng răng hô, móm, thưa,… hay hàm không đồng đều sẽ cần áp dụng cả hai phương pháp trên. Trước hết người bệnh cần niềng răng để điều chỉnh răng về đúng vị trí. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật hàm để có được khuôn mặt cân đối.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ thống Diamond để được hỗ trợ.

 

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Cách Phân Biệt Giữa Viêm Nha Chu và Viêm Nướu

23, Tháng 7, 2024 |

Admin

Cách Phân Biệt Giữa Viêm Nha Chu và Viêm Nướu

Viêm nha chu và viêm nướu là hai bệnh lý răng miệng phổ biến nhưng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai tình trạng này giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Views Count 429
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond