Tiểu Đường và Những Biến Chứng Nguy Hiểm: Tìm Hiểu Để Phòng Tránh

28, Tháng 6, 2024 |

ADMINISTRATOR

Views Count 270
Comments Count

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc có người thân mắc bệnh tiểu đường hãy đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến bệnh lý này vì nó có thể sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 

Vậy, biến chứng tiểu đường nguy hiểm như thế nào? Nên tầm soát khi nào và ở đâu? Ngay sau đây, bạn hãy cùng BS. Trương Diễm Khanh - Chuyên khoa Nội Tổng Quát  - Hệ Thống Phòng Khám Y Khoa Diamond Tìm hiểu nhanh về những vấn đề xoay quanh căn bệnh này nhé! 

Hỏi - đáp cùng bác sĩ: Trương Diễm Khanh - BS. Chuyên khoa Nội Tổng Quát

Tiểu đường là gì?

Tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, đây là một nhóm bệnh mãn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả insulin, dẫn đến tăng đường huyết (mức đường trong máu cao).

Có ba loại tiểu đường chính:
Tiểu đường tuýp 1: Cơ thể không sản xuất insulin do hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Tiểu đường tuýp 2: Cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin. Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, thường xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng ngày càng có nhiều trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng do lối sống không lành mạnh.

Tiểu đường thai kỳ: Xuất hiện trong thời kỳ mang thai khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Bệnh thường tự hết sau khi sinh, nhưng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển tiểu đường tuýp 2 sau này.

Các triệu chứng thường gặp

- Khát nước nhiều
- Đi tiểu thường xuyên
- Cảm giác đói thường xuyên
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Nhìn mờ
- Vết thương lâu lành
- Nhiễm trùng thường xuyên

Phân loại các nhóm Biến chứng tiểu đường

- Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến một hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Biến chứng tiểu đường được chia làm 2 loại: Biến chứng Cấp tính và Biến chứng Mạn tính
- Biến chứng Cấp tính là những biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm: nhiễm toan xê tôn hay tăng đường huyết, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu. Đây là những bệnh giờ cảnh cấp tính nếu không được điều trị tích cực và kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Với những biến chứng nguy hiểm trên người bệnh sẽ phải nhập viện và điều trị. 

- Biến chứng mạn tính hầu hết đều là do tổn thương những mạch máu và dẫn đến kết cục là Đột quỵ tim, đột quỵ não; Mù lòa; Suy thận; Vết thương lâu lành ở da và tổn thương hệ thần kinh gây tê tay chân, từ những vết thương lâu lành đó là những vết thương lâu lành dẫn đến tình trạng tệ nhất có thể sẽ phải cắt cục chi vì biến chứng ở bàn chân hoặc do những vết thương không lành được. 

- Các biến chứng mãn tính có thể được phát hiện trong vài tháng hoặc có thể lâu hơn là nhiều năm mới bắt đầu tiến triển và được phát hiện. Nhưng hầu hết khi phát bệnh các biến chứng này đều chuyển biến xấu, nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 
- Để giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh bắt buộc phải kiểm soát lượng đường trong máu một cách tích cực hơn. Kết hợp cùng với phương pháp điều trị phù hợp cùng với điều chỉnh lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng đó. 

kiểm soát lượng đường trong máu để giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường nguy hiểm

Để ngăn ngừa ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường, thông thường các bác sĩ sẽ làm gì? 

Tại Y Khoa Diamond, đội ngũ Diamond Doctor’s sẽ giúp bạn:
-Theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu .
-Kiểm tra và Tầm soát thường xuyên định kỳ để phát hiện dấu hiệu biến chứng đầu tiên. 

Người bệnh cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng? 

-Kiểm tra đường huyết trong máu tại nhà thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.
-Liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy đường huyết trong máu không ổn định: quá cao hoặc quá thấp.
-Theo dõi đường huyết tại nhà; Uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ .
-Duy trì lối sống lành mạnh và tập thể dục thể thao đều đặn cùng với kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp mà bác sĩ tư vấn.
- Quản lý căng thẳng và cải thiện đường huyết bằng các kỹ thuật như thiền, yoga, và các hoạt động giải trí.
- Tham gia các chương trình giáo dục tiểu đường để hiểu rõ hơn về bệnh và cách tự quản lý bệnh một cách hiệu quả.
- Khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe tổng quát và các chỉ số liên quan đến tiểu đường.
- Kiểm tra mắt, thận, và chân để phát hiện sớm các biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh thận, và tổn thương thần kinh.

Làm thế nào để phát hiện sớm, ngăn chặn và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường? 

- Để phát hiện sớm, điều trị kịp thời và tránh những Biến chứng Tiểu đường nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, mỗi chúng ta hãy nâng cao hiểu biết cũng như hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc thăm khám và Tầm soát Biến chứng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện bệnh kịp thời.

Nếu bạn quan tâm và cần tư vấn, thực hiện các gói Tầm soát Tiểu đường / Tầm soát Biến chứng Tiểu đường hoặc những thủ thuật có chỉ định từ bác sĩ phù hợp với từng cá nhân - Hãy đến Hệ Thống Y Khoa Diamond. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát sẽ trực tiếp hỗ trợ cho bạn.

Thông tin liên hệ


__________
𝗛𝗲̣̂ 𝗧𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗬 𝗞𝗵𝗼𝗮 𝗗𝗶𝗮𝗺𝗼𝗻𝗱 | Contact Us Via:
 Tổng đài đặt hẹn: (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱
 Tư vấn y khoa: 079 3840 678
 Hotline nhận phản ánh:  0904 720 672
 Website: https://ykhoadiamond.com/
 Facebook: https://www.facebook.com/phongkhamdiamond

 

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond