9, Tháng 9, 2024 |
9, Tháng 12, 2024 |
Trẻ sơ sinh là giai đoạn phát triển đầu đời với nhiều thay đổi về thể chất và hệ thống miễn dịch còn non yếu. Vì vậy, bé dễ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là những vấn đề phổ biến và cách xử trí để cha mẹ chăm sóc bé tốt hơn.
– Nguyên nhân
+ Trẻ bú quá no.
+ Trẻ bú bình không đúng cách.
+ Trào ngược dạ dày thực quản.
+ Thay đổi nhiệt độ đột ngột.
– Cách xử trí:
+ Không cho bú quá no và không đợi trẻ quá đối mới cho bú.
+ Xoa lưng cho trẻ khi nấc cụt.
+ Bế trẻ đầu cao sau bú để dễ tiêu hóa.
+ Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thay đổi tư thế cho bú, để trẻ bú ở tư thế đầu cao.
- Nguyên nhân: Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang, hoặc bé bú quá no, bú sai tư thế.
- Cách xử trí:
+ Cho bé bú đúng tư thế, đầu cao hơn dạ dày.
+ Giữ bé thẳng đứng hoặc bế vác sau bú khoảng 20-30 phút.
+ Chia nhỏ cữ bú, tránh ép bé bú quá nhiều.
+ Nếu ọc sữa liên tục hoặc kèm theo quấy khóc, cần đưa bé đi khám.
– Biểu hiện: thở khụt khịt, … không có biểu hiện khác kèm theo như: thở nhanh, ho, sổ mũi, sốt, … nghe rõ khi kề tai vào mũi trẻ.
– Nguyên nhân: Do cấu tạo đường mũi trẻ sơ sinh tương đối hẹp hoặc do chất tiết bám.
– Xử trí:
+ Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, có thể dùng hai ngón tay trỏ day vào hay bên cánh mũi trẻ để chất tiết bong ra rồi vệ sinh nhẹ nhàng.
+ Không nên dùng que gòn ngoáy vào mũi trẻ.
+ Theo dõi nếu trẻ vẫn khỏe và bú tốt.
- Nguyên nhân: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chế độ ăn của mẹ không cân bằng (nếu bé bú mẹ), hoặc do sữa công thức không phù hợp.
- Cách xử trí:
+ Với bé bú mẹ: Mẹ cần ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước.
+ Với bé bú sữa công thức: Đảm bảo pha sữa đúng tỷ lệ, cân nhắc đổi loại sữa phù hợp.
+ Massage bụng bé nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
– Ói/ chướng bụng, kèm quấy khóc, bỏ bú hoặc bú ít. Dịch nôn màu nâu, xanh hoặc đỏ. Tiêu phân có lẫn máu, táo bón hoặc tiêu chảy.
– Dấu hiệu thở bất thường: thở nhanh ≥ 60 lần/ phút. Hoặc kèm thở rên, rút lõm ngực, phập phồng cánh mũi.
– Sốt hoặc hạ thân nhiệt.
– Dấu hiệu nhận biết động kinh trẻ sơ sinh: co giật toàn thân, cử động lặp đi lặp lại, động kinh trong giấc ngủ, cơ bắp đột ngột co thắt.
– Ngủ li bì, khó đánh thức: trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi ngủ nhiều hơn 4 – 5 tiếng so với cữ bú gần nhất.
– Rốn rỉ dịch, chảy máu, mủ hoặc lâu rụng (quá 7 ngày).
Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh đều có thể xử trí hiệu quả nếu cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân và có cách chăm sóc phù hợp. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé, cha mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường và đưa bé đi khám ngay khi cần thiết. Sự chăm sóc chu đáo và cẩn thận sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời.
Nguồn: Y Khoa Diamond tổng hợp và cố vấn chuyên môn từ đội ngũ Bác sĩ.
9, Tháng 9, 2024 |
24, Tháng 8, 2024 |
7, Tháng 12, 2024 |
31, Tháng 10, 2024 |
26, Tháng 11, 2024 |
5, Tháng 12, 2024 |