Chụp cộng hưởng từ MRI (Chụp MRI) và những điều có thể bạn chưa biết

18, Tháng 6, 2024 |

ADMINISTRATOR

Views Count 493
Comments Count


Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ MRI được phát triển từ những năm 1970 và đã nhanh chóng trở thành một công cụ không thể thiếu trong y học hiện đại nhờ vào khả năng cung cấp những hình ảnh chất lượng cao mà không cần sử dụng tia X hay xâm lấn như các phương pháp khác.

Tổng quan về máy chụp cộng hưởng từ MRI 

Máy chụp cộng hưởng từ MRI được xem là bước tiến đột phá trong công nghệ y học giúp tầm soát, chẩn đoán bệnh lý bằng hình ảnh chi tiết, rõ nét, nhanh chóng và chính xác bậc nhất hiện nay. Sự ra đời của loại máy này được giới chuyên gia đánh giá rất cao về độ an toàn, không xâm lấn cùng khả năng thực hiện các kỹ thuật tạo hình cắt lớp hầu như không giới hạn của công nghệ hình ảnh tiên tiến và cho ra kết quả thăm khám về các cơ quan, cấu trúc bên trong cơ thể một cách toàn diện. Với các thế mạnh và những ưu điểm vượt trội trên, chính vì thế máy chụp MRI được sử dụng rất phổ biến trong giới y khoa thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 

Song, với mong muốn đưa dịch vụ tầm soát lên một tầm cao mới nhằm hỗ trợ phát hiện bệnh ngầm, chẩn đoán nhanh chóng và điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh khác nhau. Hiện nay, hệ thống máy chụp MRI 1.5 thế hệ mới đã chính thức có mặt tại Hệ Thống Y Khoa Diamond.

Bạn có biết?

Chụp MRI hay còn có tên gọi đầy đủ là chụp cộng hưởng từ MRI (trong đó MRI là viết tắt của Magnetic Resonance Imaging) đây là phương pháp được thực hiện thông qua việc sử dụng sóng radio và sóng từ trường. Sóng từ trường và sóng radio sẽ tác động đến các nguyên tử hydrogen trong cơ thể khiến các nguyên tử này hấp thu và phóng thích ra năng lượng RF. Sau đó, máy sẽ thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thu được trong quá trình phóng thích RF thành hình ảnh hiển thị trên màn hình. 

Hình ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ MRI sẽ cho thấy một phần mỏng của cơ thể cùng các chi tiết giải phẫu tốt với độ sắc nét, độ tương phản và rõ ràng cao, thậm chí còn có thể tái tạo hình ảnh 3D để quan sát được thực tế hơn. Thông qua hình ảnh từ chụp MRI, bác sĩ sẽ có cơ sở để đưa ra những chẩn đoán và lên phác đồ điều trị chính xác hơn.

Trong nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh lý, chụp cộng hưởng từ MRI không chỉ đem lại hiệu quả chẩn đoán tốt hơn so với kỹ thuật chụp X-quang, chụp cắt lớp CT hay siêu âm mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi không sử dụng tia X - Tia bức xạ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình trạng sinh lý và có thể phá hủy tế bào trong cơ thể nếu quá lạm dụng.

Chụp MRI có thể được chỉ định thực hiện trên các bộ phận

• Vùng não
Giúp chẩn đoán các bệnh dị dạng mạch máu não, tai biến mạch máu não, nhồi máu não, chảy máu não, u dây thần kinh sọ não, u não, chấn thương sọ não, động kinh, bệnh lý viêm não, màng não, bệnh lý thoái hóa chất trắng hay các dị tật bẩm sinh của não,... 
• Hốc Mắt
Hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề liên quan đến dây thần kinh thị giác hoặc nhãn cầu,...
• Vùng Cổ
Giúp phát hiện các bệnh lý khác như viêm, khối u, hạch bạch huyết vùng cổ,...


• Cột Sống
Các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, viêm nhiễm đĩa đệm, dây chằng thoái hóa, gãy lún đốt sống hay viêm nhiễm phần mềm cạnh sống,... có thể dễ dàng phát hiện thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ. Bên cạnh đó cũng có thể chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến tủy sống (u tủy sống, viêm tủy sống,...).
• Vùng Bụng - Chậu
Giúp chẩn đoán các bệnh lý về gan, thận, tuyến thượng thận, mật, tuyến tụy, lá lách như u gan, sỏi mật, u đường mật,... MRI còn được chỉ định để phát hiện các bệnh lý vùng tiểu khung như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư trực tràng, sa âm đạo, u tử cung, u buồng trứng. Đặc biệt, chụp MRI giúp bác sĩ xác định được giai đoạn chính xác của các bệnh nhân mắc bệnh ung thư.
• Cơ - Xương - Khớp
Chụp hình MRI có thể hiển thị những hình ảnh sắc nét của các cấu trúc sụn khớp, ổ khớp, xương, dây chằng hay gân cơ. Từ đó có cơ sở để phát hiện sớm các bệnh lý thoái hóa, viêm nhiễm hoặc tràn dịch ổ khớp,...
• Tuyến Vú
Các tổn thương ở tuyến vú như u ác tính, lành tính hay viêm nhiễm có thể được phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác thông qua chụp hình MRI. 

Bên cạnh đó, chụp MRI cũng là một phương pháp được chỉ định trong công tác chẩn đoán bất thường hay dị tật phức tạp của thai nhi. 

Và một số bệnh lý tim mạch khác có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI như: nhồi máu cơ tim, hẹp tắc mạch máu,...

Những thế mạnh vượt trội đến từ chụp cộng hưởng từ MRI

Máy không dùng tia xa, không dùng kỹ thuật xâm lấn, không có tác dụng sinh học nên an toàn với cơ thể.
- Hình ảnh thu được từ MRI là hình ảnh đa mặt phẳng, sắc nét, độ phân giải cao tạo điều kiện cho việc chẩn đoán dễ dàng và chính xác hơn, đặc biệt là các ca bệnh khó.
- Hầu hết đều ghi nhận không có tác dụng phụ cả trong và sau chụp.
- Thời gian thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI nhanh từ 15 - 30 phút, giảm tối đa đến 97% tiếng ồn gây khó chịu so với các dòng máy khác.
- Tạo cảm giác thoải mái, không áp lực khi không cần nhịn thở trong quá trình chụp MRI vùng bụng - chậu.
- Dễ dàng phát hiện tổn thương dù là nhỏ nhất ở các mô mềm như: gan, thận, tim, phổi hay các cơ quan nhỏ như thần kinh, mạch máu... thông qua chụp và tạo ảnh 3D với khoảng cách điểm ảnh 1mm.
- Đánh giá tốt tình trạng tưới máu não, chấn thương thể thao.

So với các thế hệ máy trước đó cũng như so với việc chụp CT hay chụp Xquang thì máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều.

Chụp MRI có thể chống chỉ định thực hiện đối với những trường hợp

• Phụ nữ mang thai 
Thai phụ không nên chụp MRI trong tam cá nguyệt đầu tiên, trừ khi thực sự cần thiết và được hội chẩn, chỉ định thực hiện bởi Bác sĩ. Đây là giai đoạn các cơ quan trong cơ thể thai nhi phát triển mạnh. Lực hút nam châm và sóng vô tuyến từ máy MRI có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển này và đe dọa đến sức khỏe thai nhi.

• Người bị một số bệnh lý mạn tính 
Như viêm phổi nặng, suy thận, suy gan, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng sợ không gian kín…

• Những người đang mang thiết bị bằng kim loại bên trong cơ thể
MRI sử dụng từ trường mạnh nên sự hiện diện của kim loại trong cơ thể có thể gây nguy hiểm nếu chúng bị nam châm hút. Ngay cả khi không bị nam châm hút, các vật thể kim loại cũng có nguy cơ làm biến dạng hình ảnh MRI. Những thiết bị này gồm có:
- Một số cuộn dây kim loại đặt trong mạch máu.
- Khớp nhân tạo bằng kim loại.
- Van tim nhân tạo.
- Máy khử rung tim cấy ghép.
- Máy bơm thuốc tự động được cấy dưới da.
- Máy kích thích thần kinh cấy ghép.
- Máy tạo nhịp tim.
- Máy trợ thính.
- Kim loại, đinh vít, tấm, stent hoặc kim bấm phẫu thuật.
- Cấy ghép ốc tai điện tử.
- Đạn, mảnh bom hoặc bất kỳ loại mảnh kim loại nào khác.


Người có hình xăm nên cân nhắc trước khi chụp MRI

Ngoài ra, một số loại mực xăm đậm có chứa tính kim loại.  Bên cạnh đó, chụp trực tiếp trên vùng da có hình xăm còn dễ gây bỏng rát da. Do đó, nếu bạn có hình xăm vĩnh viễn, hãy hỏi bác sĩ xem chúng có ảnh hưởng đến kết quả MRI hay không. 

Quy trình chụp cộng hưởng từ MRI


Sau khi người bệnh được bác sĩ chỉ định tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI thì nhanh chóng di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh. Tại đây, bệnh nhân sẽ được các chuyên viên kỹ thuật hướng dẫn cụ thể về việc thay đồ cũng như tạm thời tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại như:
- Trang sức
- Kẹp tóc
- Kính mắt gọng kim loại
- Tóc giả
- Răng giả
- Máy trợ thính
- Áo lót có gọng
- Các thiết bị điện tử: thẻ tín dụng, chìa khóa từ, điện thoại, ổ đĩa cứng di động, ổ nhớ USB, đồng hồ đeo tay…

Tiếp đến, chuyên viên kỹ thuật sẽ dẫn bệnh nhân vào phòng chụp và hướng dẫn để bệnh nhân nằm với tư thế phù hợp, thoải mái nhất. Sau đó, giường chụp sẽ di chuyển tự động đến vùng cần chụp. 

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ xem xét có cần tiêm thuốc cản quang hay không. Nếu có thì thuốc cản quang sẽ được kỹ thuật viên tiêm vào người thông qua một chiếc kim nhỏ được đặt ở ven khuỷu tay. Kim chỉ được rút ra sau khi quá trình chụp MRI hoàn tất. 

Đối với trẻ nhỏ, để đảm bảo an toàn và kết quả chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc gây mê. Như vậy, trẻ mới có thể nằm im trong suốt quá trình chụp. Với trẻ cần tiêm thuốc mê thì phải nhịn ăn trong vòng ít nhất 6 tiếng trước khi chụp.

Khi quá trình chụp cộng hưởng từ MRI bắt đầu, người bệnh có thể nghe thấy một vài âm thanh nhỏ, tuy nhiên không quá khó chịu bởi các máy chụp hình MRI hiện nay đều sử dụng công nghệ cao. Thời gian chụp MRI thường kéo dài từ 15 - 30 phút tùy vào sự cải tiến của hệ thống máy móc. 

Sau khi hoàn tất việc chụp cộng hưởng từ, bạn có thể về nhà và tiếp tục các hoạt động bình thường. Chỉ một số ít bệnh nhân bị choáng nhẹ cần ở lại trung tâm chẩn đoán hình ảnh cho đến khi hoàn toàn tỉnh táo.

Kết thúc quá trình chụp, chuyên gia sẽ phân tích hình ảnh từ bản quét MRI, sau đó chuyển kết quả cho bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho bạn. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xác định được thể trạng bệnh để lựa chọn phương pháp chữa trị thích hợp nhất.

Các câu hỏi liên quan đến chụp cộng hưởng từ MRI

1. Cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành chụp MRI?
Bạn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ. Nếu cảm thấy lo lắng thái quá, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm cách khắc phục. Một số loại thuốc benzodiazepine đường uống, chẳng hạn như Xanax, Ativan hoặc Valium… được kê cho bệnh nhân trước khi chụp MRI nhằm làm giảm sự căng thẳng của họ, giúp họ hoàn thành quá trình chụp một cách dễ dàng. Benzodiazepines hoạt động bằng cách làm dịu lo lắng cũng như thư giãn cơ bắp, khiến người bệnh thoải mái hơn khi nằm yên trên bàn chụp MRI trong một thời gian dài.

2. Chụp cộng hưởng từ MRI bao lâu thì có kết quả?
Thời gian chụp MRI và trả kết quả phụ thuộc vào từng loại chụp. Một số loại chỉ diễn ra trong 20 phút, trong khi những bài khác kéo dài hơn một giờ. Cũng giống như chụp ảnh bằng camera, nếu bệnh nhân cử động thì hình ảnh sẽ bị mờ và phải chụp lại toàn bộ, đồng nghĩa với thời gian chụp diễn ra lâu hơn.

3. Thuốc cản quang trong chụp MRI có tác dụng gì?
Thuốc này có tác dụng cải thiện độ rõ nét và chi tiết của hình ảnh bên trong cơ thể. Hãy yên tâm vì thuốc cản quang an toàn cho sức khỏe. Nó được cơ thể hấp thụ và đào thải chứ không tồn tại vĩnh viễn.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân xuất hiện phản ứng với chất cản quang, ví dụ như:
- Buồn nôn
- Đau ở chỗ tiêm
- Đau đầu sau khi kết thúc chụp MRI
- Tụt huyết áp dẫn đến cảm giác choáng váng hoặc ngất xỉu

Những phản ứng phụ này sẽ biến mất sau vài giờ. Bạn có thể khắc phục bằng cách nằm nghỉ ngơi tại cơ sở y tế cho đến khi các triệu chứng khó chịu biến mất hoàn toàn.

4.. Chi phí chụp cộng hưởng từ MRI
Chi phí chụp cộng hưởng từ thường có sự chênh lệch tùy thuộc vào cơ sở y tế, máy móc, chụp cộng hưởng từ có thuốc cản quang hay không, người bệnh được chỉ định chụp cộng hưởng từ đánh giá sức khỏe ở bộ phận nào của cơ thể…. Theo đó, chi phí chụp cộng hưởng từ toàn thân sẽ cao hơn so với chỉ chụp 1 bộ phận cụ thể. Các trường hợp chụp MRI có thuốc cản quang cũng sẽ cao hơn chụp không thuốc cản quang.

*Lưu ý: Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Tầm Soát Ung Thư Vú: “kiểm tra định kỳ, yên tâm mỗi ngày”

4, Tháng 6, 2024 |

Admin

Tầm Soát Ung Thư Vú: “kiểm tra định kỳ, yên tâm mỗi ngày”

Ung thư vú không chỉ là một thách thức y tế mà còn là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân. Với những tiến bộ y học hiện đại, việc tầm soát ung thư vú đã trở thành một trong những phương pháp quan trọng nhất giúp phụ nữ chủ động phát hiện sớm bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công. 
Views Count 584
Comments Count
Đọc thêm
3 loại Vaccine quan trọng mà phụ nữ mang thai nên tiêm

25, Tháng 6, 2024 |

Admin

3 loại Vaccine quan trọng mà phụ nữ mang thai nên tiêm

Khi mang thai, phụ nữ thường quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi một cách tối đa. Trong giai đoạn này, câu hỏi phổ biến mà nhiều mẹ bầu đặt ra chính là: Phụ nữ đang mang thai có nên tiêm Vaccine hay không và nếu có, thì Vaccine nào là an toàn và hiệu quả nhất cho cả mẹ và bé?
Views Count 366
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond