Những điều cần lưu ý khi điều trị rôm sảy cho trẻ

2, Tháng 6, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 220
Comments Count

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Hệ Thống Y Khoa Diamond TP. HCM.

 

Bệnh rôm sảy xuất hiện vào mùa hè thời tiết nóng, ẩm làm bít tắc các tuyến mồ hôi ở trẻ em đặc biệt là sơ sinh. Bệnh thường lành tính và tự lặn khi trời mát, tuy nhiên cần lưu ý một số cách điều trị rôm sảy cho bé để tránh gây nhiễm khuẩn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

 

Bệnh rôm sảy ở trẻ

 

Trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh về ống tuyến mồ hôi, khi thời tiết nắng nóng cơ thể bài tiết mồ hôi gây ứ đọng và bít tắc tuyến mồ hôi gây ra rôm sảy.

 

Những điều cần lưu ý khi điều trị rôm sảy cho trẻ

 

Rôm sảy gây ra các mụn nước nhỏ mọc thành đám, da mẩn đỏ, trẻ ngứa, quấy khóc nhiều, bứt rứt và khó chịu. Vị trí rôm sảy chủ yếu như: da đầu, trán, cổ, vai, ngực, lưng, kẽ nách, háng…

 

Cách trị rôm sảy cho bé

 

Dưới đây là những phương pháp điều trị tại nhà và một số lưu ý cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám kịp thời và hiệu quả:

 

Hỗ trợ điều trị rôm sảy cho trẻ tại nhà

 

- Mặc quần áo vải mềm, rộng rãi cho bé.

- Sử dụng máy lạnh, quạt thông khí

- Tắm cho trẻ mỗi ngày, lau sạch vùng nách, bẹn để mồ hôi được bài tiết dễ dàng. Sau khi tắm bé nên lau khô bằng khăn mềm, chất liệu thấm hút tốt…

 

Nếu trẻ ngứa nhiều có thể dùng các loại thuốc như:

 

- Dung dịch calamine giúp giảm ngứa, đau. Tránh dính ở vùng mắt, miệng, cơ quan sinh dục.

 

- Thuốc anhydrous lanolin giúp ngăn ngừa bít các ống tuyến mồ hôi phù hợp điều trị các dạng rôm, sảy nặng.

 

- Vitamin C: Giúp làm giảm các tổn thương do rôm sảy.

 

Khi nào cần đến bệnh viện khám?

 

Những điều cần lưu ý khi điều trị rôm sảy cho trẻ

 

- Tình trạng kéo dài trên 3-4 ngày, tổn thương da nặng lên.

- Đau, sưng, nóng đỏ vùng da bị rôm sảy.

- Vùng da bị rôm sảy có chảy mủ.

- Sưng hạch bạch huyết ở nách, bẹn, cổ.

- Có triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân.

 

Những biến chứng của bệnh rôm sảy

 

Nhiễm trùng da: Các tổn thương của rôm sảy bội nhiễm vi trùng tạo mụn mủ do ngứa, trẻ gãi nhiều làm trầy xước vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây nhiễm trùng.

 

Sốc do nóng: Thời tiết nóng, trẻ bị rôm sảy có nguy cơ bị choáng do nhiệt như: Đau đầu, mạch nhanh, nôn, hạ huyết áp... có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm.

 

Những lưu ý khi trị rôm sảy cho bé

 

- Nên cho bé bú nhiều, trẻ lớn hơn 6 tháng cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây giúp thải nhiệt tốt, tăng sức đề kháng.

 

Những điều cần lưu ý khi điều trị rôm sảy cho trẻ

 

- Quần áo giặt sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời giúp diệt vi khuẩn trên quần áo.

 

- Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ tránh gãi gây nhiễm khuẩn da.

 

- Không dùng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy, khến bít lỗ chân lông, gây nhiễm khuẩn, tình trạng rôm sảy nặng hơn.

 

- Rôm sảy ở trẻ thường lành tính và có thể tự khỏi. Lưu ý, khi tình trạng nặng hơn cần đưa trẻ đi khám, không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.

 

Tham khảo ngay gói Nhi sơ sinh - Nhi tại Hệ Thống Y Khoa Diamond.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Bé tuổi nào có thể hút mũi?

15, Tháng 4, 2023 |

Admin

Bé tuổi nào có thể hút mũi?

Trẻ nhỏ hay gặp các vấn đề về hô hấp gây cản trở đường thở. Do đó, việc hút mũi cho trẻ là một trong những việc cần thiết. Tuy nhiên...
Views Count 2,344
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond