Lịch khám thai định kỳ

13, Tháng 4, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 1,742
Comments Count

Lịch khám thai này áp dụng cho chăm sóc thường quy các thai kỳ đơn thai không kèm yếu tố nguy cơ.

 

Các mốc khám thai định kỳ sẽ thay đổi theo tùy trường hợp cụ thể khi có các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra huyết, ra nước... hoặc khi thai kỳ có kèm yếu tố nguy cơ. Nếu bạn thuộc trường hợp này bạn cần tuân theo đúng lịch khám mà bác sĩ đề ra cho mình.

 

Lịch khám thai định kỳ

 

Khám thai 3 tháng đầu tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày

 

Lần 1: Sau trễ kinh 2-3 tuần (đã có tim thai)

 

- Xác định chắc chắn có thai hay không, và vị trí làm tổ của thai.

- Xác định tuổi thai - tính ngày dự sinh: tính ngày dự sinh theo kinh chót và siêu âm 3 tháng đầu.

- Đánh giá sức khỏe của mẹ: bệnh lý nội khoa, ngoại khoa và tình trạng thai nghén.

- Khám thai.

- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo: kiểm tra vị trí, tuổi của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường.

- Xét nghiệm máu mẹ tổng quát (thực hiện khi đã xác định có tim thai qua siêu âm).

 

Lần 2: lúc thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày 

 

- Khám thai.

- Sàng lọc dị tật thai nhi 3 tháng đầu.

 

Siêu âm độ mờ da gáy: nhằm đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi

 

Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai: Double test (sau khi đo độ mờ da gáy) - cho biết nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Patau, Edwards hay hội chứng Down.

 

Sàng lọc tiền sản giật quý I: Xét nghiệm máu PLGF (sàng lọc tiền sản giật quý I).

 

Xét nghiệm nước tiểu: nhằm kiểm tra nồng độ đường máu, protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.

 

3 tháng giữa: tính từ tuần 14 - 28 tuần 6 ngày

 

Thông thường, khám thai giai đoạn 3 tháng giữa bạn sẽ có 3 lần khám

 

- Tuần 16 - 20

- Tuần 20 - 24

- Tuần 24 - 28

 

Tuần 16 - 20: khám 1 lần

 

- Khám thai: đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.

 

- Siêu âm thai (thai, nhau thai, nước ối) đường bụng: phát hiện những bất thường của thai kỳ như: đa ối, đa thai, nhau tiền đạo,...

 

Lịch khám thai định kỳ

 

- Siêu âm kênh cổ tử cung từ tuần 19 - 23 và thực hiện đo chiều dài kênh cổ tử cung từ tuần 14 – 16 đối với những thai phụ có tiền sử sinh non. Chiều dài kênh cổ tử cung được gọi là ngắn khi dưới 25mm.

 

- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo (đo chiều dài cổ tử cung): đo độ dài cổ tử cung đánh giá nguy cơ sinh non.

 

Xét nghiệm

 

- Triple test: đây là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm này trong trường hợp chưa làm xét nghiệm Double test ở quý I.

 

- Nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục.

 

- Tiêm ngừa uốn ván (VAT): tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh uốn ván rốn cho thai nhi. Tiêm hai mũi cách nhau một tháng, mũi thứ hai cách ngày sinh dự kiến ít nhất là một tháng.

 

Lịch tiêm VAT cho thai phụ

 

- VAT 1: càng sớm càng tốt.

- VAT 2: cách VAT 1 tối thiểu 1 tháng (≥ 30 ngày).

- VAT 3: ở thai kỳ sau, cách VAT 2 tối thiểu 6 tháng (≥ 180 ngày).

- VAT 4: ở thai kỳ sau, cách VAT 3 tối thiểu 1 năm.

- VAT 5: ở thai kỳ sau, cách VAT 4 tối thiểu 1 năm.

 

Tuần 20 - 24: khám 1 lần

 

- Khám thai: đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.

 

- Siêu âm hình thái học 3D/4D: khảo sát hình thái thai nhi, xác định nhau thai, lượng nước ối. Tìm các bất thường ở tim, xương, cột sống, não, thận, chân tay,… Trong giai đoạn này, bác sĩ đã có thể nhìn thấy khá rõ các bộ phận của thai nhi. Do đó có thể phát hiện sớm dị dạng ở các cơ quan nội tạng cũng như dị tật hình thái như sứt môi, hở hàm ếch,...

 

Lịch khám thai định kỳ

 

- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo (đo chiều dài cổ tử cung): thực hiện siêu âm này nếu lần khám thai trước thai phụ chưa được thực hiện.

 

- Xét nghiệm: nước tiểu (phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục).

 

Tuần 24 - 28: khám 1 lần

 

- Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.

- Siêu âm thai (thai, nhau thai, nước ối) đường bụng

- Xét nghiệm: Dung nạp đường huyết và nước tiểu.

 

3 tháng cuối: được tính từ thai tuần 29 - 40

 

- Tuần 29 - 32: khám thai 1 lần

- Tuần 33 - 35: 2 tuần khám thai 1 lần

- Tuần 36 - 40: 1 tuần khám thai 1 lần

 

Tuần 29 - 32: khám 1 lần

 

Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.

 

Siêu âm thai

 

- Xác định ngôi thai.

- Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau.

- Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng. đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng,...

- Siêu âm màu: để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa.

 

Xét nghiệm

 

Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục.

 

Tuần 33 - 35: khám 2 tuần/lần

 

Khám thai

 

- Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.

- Khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.

 

Lịch khám thai định kỳ

 

Siêu âm thai

 

- Xác định ngôi thai 

- Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau

- Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, …

 

Xét nghiệm

 

Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục.

 

Tuần 36 - 40: khám 1 tuần/lần

 

Khám thai

 

- Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.

- Khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ.

 

Siêu âm thai

 

- Xác định ngôi thai.

- Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau.

- Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng,...

 

Xét nghiệm

 

- Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục.

 

- Xét nghiệm Non - Stress - Test (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không.

 

- Xét nghiệm tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B: Chỉ định từ tuần 36 - 37 tuần 6 ngày.

 

Những lưu ý trước khi khám thai định kỳ?

 

- Nên chọn bác sĩ, phòng khám, bệnh viện uy tín, thiết bị hiện đại để khám thai định kỳ.

 

- Nên lập kế hoạch khám thai định kỳ theo từng giai đoạn. Thông thường, bạn nên khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong suốt thai kỳ như: tuần thứ 8 - 12, tuần thứ 16 - 20, tuần thứ 24 - 28 và tuần thứ 36 - 40.

 

Lịch khám thai định kỳ

 

- Chuẩn bị sẵn giấy tờ cần thiết khi khám thai định kỳ và các xét nghiệm liên quan.

 

- Ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi trước khi khám thai định kỳ. Không nên dùng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu bia. Cần uống nhiều nước.

 

- Nên mặc quần áo rộng, thoải mái khi đi khám thai.

 

- Nên đi cùng người thân khi khám thai. Bạn sẽ có sự chia sẻ động viên và hỗ trợ tinh thần. Đồng thời, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵 𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website trên toàn Hệ thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ. 

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cách Điều Trị Dứt Điểm Viêm Tai Giữa Ở Trẻ - Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

4, Tháng 9, 2024 |

Admin

Cách Điều Trị Dứt Điểm Viêm Tai Giữa Ở Trẻ - Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, gây đau đớn và khó chịu, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm sao để điều trị dứt điểm viêm tai giữa ở trẻ? Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Views Count 263
Comments Count
Đọc thêm

Đối tác y khoa Diamond