Phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng là gì?

22, Tháng 3, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 2,989
Comments Count

Xét nghiệm cận lâm sàng là các thủ tục y tế được thực hiện giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh, đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị.

 

Xét nghiệm cận lâm sàng là gì?

 

Xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện trực tiếp từ các dụng cụ y tế được áp dụng trong suốt quá trình khám, điều trị và theo dõi bệnh. Đối với bác sĩ trực tiếp điều trị, xét nghiệm cận lâm sàng được xem là cách thức hỗ trợ đắc lực, nhất là trong các bệnh cảnh triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể không rõ ràng.

 

Phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng là gì?

 

Có các loại xét nghiệm cận lâm sàng nào?

 

Có nhiều loại xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau như:

 

Theo mục đích

 

Các xét nghiệm cận lâm sàng được phân loại theo mục đích sử dụng. Các chỉ định xét nghiệm được thực hiện từ yêu cầu của bác sĩ với mục đích như: chẩn đoán, sàng lọc và đánh giá được hiệu quả đáp ứng điều trị của bệnh.

 

Theo phương pháp

 

Hầu hết các xét nghiệm cận lâm sàng có từng phương pháp kiểm tra riêng và có thể được phân loại thành một trong các nhóm phổ quát sau:

 

Phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng là gì?

 

- Định tính các thành phần trong bệnh phẩm như: nước tiểu, máu, dịch tiết,…

- Định lượng các chất sinh hóa như: máu, nước tiểu, dịch tiết,...

- Nuôi cấy vi sinh, để xác định sự hiện diện hay vắng mặt của vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm.

- Đánh giá điện học: điện cơ, đo điện tim, điện não.

- Hình ảnh bằng sóng siêu âm như: tim, khớp, thai,…

- Hình ảnh bằng phóng xạ, như: X-Quang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, ổ bụng,…

- Hình ảnh bằng từ trường như: chụp cộng hưởng ở não, khớp,…

- Phân tích hình ảnh ở mức độ tế bào bằng sinh thiết.

- Quan sát hình thái nội soi như: hô hấp, tiêu hóa,…

 

Vị trí lấy mẫu

 

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được phân loại theo vị trí lấy mẫu bệnh phẩm hay cơ quan, nội tạng cần thám sát, bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Tế bào, sinh hóa, vi sinh

- Xét nghiệm nước tiểu: Tế bào, sinh hóa, vi sinh

- Xét nghiệm đàm, phân hay các chất tiết khác của cơ thể như: dịch dạ dày, dịch màng phổi,...

- Khảo sát chức năng và hình thái của tim mạch, não, các tạng trong ổ bụng như: Siêu âm, X-Quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, nội soi.

- Khảo sát hình thái và cấu trúc của xương khớp: X-Quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.

 

Phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng là gì?

 

4. Thực hiện  xét nghiệm cận lâm sàng có nguy cơ gì không?

 

Bất kỳ xét nghiệm cận lâm sàng nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro cho người bệnh như: lấy máu làm xét nghiệm, nhất là khi lấy nhiều lần, có thể gây đau đớn, tâm lý sợ hãi cho người bệnh; nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ khi chụp X-Quang, nguy cơ khi gây tê, sinh thiết,... Trong tất cả các trường hợp, việc thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng không được tự ý mà luôn có chỉ định của Bác sĩ.

 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵 𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website trên toàn Hệ Thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.

 

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà từ A - Z

22, Tháng 5, 2024 |

Admin

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà từ A - Z

Lấy mẫu xét nghiệm là phương pháp đơn giản nhưng giúp bạn tầm soát và sớm phát hiện ra các bệnh lý bất thường từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả hơn. Hiện nay, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà tại Y Khoa Diamond là giải pháp vô cùng hoàn hảo dành cho những người lớn tuổi, sức khỏe yếu, bận rộn với công việc hoặc ngại đến bệnh viện - Tham khảo ngay !
Views Count 828
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond