6 dấu hiệu cần biết về ung thư vú giai đoạn đầu

10, Tháng 6, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 702
Comments Count

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới. Nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị khỏi bệnh rất cao, thậm chí có thể khỏi hẳn và không tái phát.

 

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất với nữ giới. Ở Việt Nam, ung thư vú chiếm gần 26% trường hợp ung thư ở nữ giới, với hơn 21.000 ca phát hiện mới hàng năm và hơn 9.000 ca tử vong. Ở các nước phát triển, cứ 8 người thì có một bệnh nhân mắc ung thư vú. Khoảng 40-90% người bệnh ở các nước đang phát triển do ít tầm soát nên khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn.

 

Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời là quan trọng nhất trong việc điều trị ung thư vú. Căn bệnh này hoàn toàn có thể được phát hiện sớm bằng cách tự kiểm tra vú phát hiện các dấu hiệu sớm. Nếu có bất thường hoặc nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị bệnh.

 

6 dấu hiệu

 

Bệnh ung thư vú có thể phát hiện sớm bằng cách tự kiểm tra vú, các dấu hiệu ung thư vú sớm bao gồm:

 

Nổi hạch ở nách hoặc hạch cổ

 

Nổi hạch ở nách là một trong những dấu hiệu cần cảnh giác ung thư vú. Hạch có chức năng như hệ miễn dịch của cơ thể. Cơ thể xuất hiện hạch sưng to là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có vấn đề.

 

Một số nguyên nhân khiến hạch sưng to là viêm nhiễm trùng hoặc do ung thư. Hầu hết, những người bị ung thư vú đều xuất hiện hạch ở nách bởi đây là vị trí mà phần lớn hạch bạch huyết tuyến vú dẫn lưu đến. Vì vậy, sưng hạch ở nách là dấu hiệu sớm cảnh báo có thể mắc ung thư vú.

 

Tương tự, hạch ở cổ có thể gặp trong nhiều trường hợp như cảm cúm, nhiễm khuẩn thông thường. Tuy nhiên, hạch ở vùng cổ sưng kéo dài trên một tuần mà không rõ nguyên nhân thì không nên chủ quan, có thể là dấu hiệu bệnh ung thư vú.

 

6 dấu hiệu cần biết về ung thư vú giai đoạn đầu

Phụ nữ 40 tuổi trở lên chụp nhũ ảnh 1-2 năm để kiểm tra ung thư vú.

 

Sờ thấy có khối trong vú

 

Kiểm tra bằng cách nằm ngửa và sờ, nắn vùng vú có thể phát hiện thấy khối nhỏ. Khối u có mật độ cứng chắc, giới hạn không rõ, ít di động và không đau... rất có thể là cảnh báo ung thư vú. Tuy nhiên, cũng có thể khối u lành tính ví dụ như nang tuyến vú lành tính, bướu sợi tuyến vú... Vì vậy, để phát hiện chính xác cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán.

 

Núm vú thay đổi

 

Vị trí hay gặp của khối u vú là xuất hiện bên dưới núm vú. Khi có khối u, núm vú thay đổi trở nên xẹp hơn, thụt vào trong. Da ở núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy hay viêm.

 

Ngực đỏ và sưng

 

Người bệnh thường xuyên có cảm giác ngực nóng, hay đỏ có khi có màu tím và sưng đau.

 

Chảy dịch ở đầu vú

 

Chảy dịch đầu vú do ung thư vú có thể là máu, dịch nhầy hoặc dạng nước. Làm kính phết dịch chảy này và nội soi ống tuyến sữa là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán chính xác.

 

Nhận thấy thay đổi hình dạng và kích thước vú

 

Dấu hiệu này bạn có thể tự quan sát tại nhà, thấy sự thay đổi kích thước và hình dạng vú, so sánh 2 bên. Nhất là ở những người có nhiều tuyến vú thường thấy vú chảy xệ và thay đổi hình dáng.

 

Chẩn đoán ung thư vú bằng cách nào?

 

Ngoài các biểu hiện lâm sàng, để xác định ung thư vú hay một tình trạng lành tính ở vú, các các bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán để giúp hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

 

Các xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán ung thư vú bao gồm:

 

- Chụp nhũ ảnh:

 

Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên chụp nhũ ảnh 1-2 năm/lần để kiểm tra ung thư vú. Nếu bác sĩ nghi ngờ khi thăm khám, họ cũng sẽ yêu cầu chụp X-quang tuyến vú. Nếu một khu vực bất thường được nhìn thấy trên hình ảnh chụp quang tuyến vú của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung.

 

- Siêu âm vú:

 

Siêu âm vú hiện nay là phương tiện hình ảnh đầu tay, áp dụng trên mọi độ tuổi của người phụ nữ. Siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá khả năng ung thư là bao nhiêu, từ đó đề nghị bạn sinh thiết hay theo dõi.

 

- Sinh thiết vú:

 

Nhằm mục đích xác định bản chất của các tổn thương nghi ngờ trên vú, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ khu vực nghi ngờ để xét nghiệm. Một số loại sinh thiết vú gồm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, sinh thiết lõi kim, hút chân không, hay mổ hở. Từ những mẫu mô này, bác sĩ có thể xác định vấn đề tại vú có phải ung thư hay không và mắc loại ung thư vú nào.

 

Theo zingnews.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Trẻ bị viêm VA có sao không?

1, Tháng 7, 2024 |

Admin

Trẻ bị viêm VA có sao không?

Viêm VA là bệnh lý Tai Mũi Họng thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy viêm VA là gì và có nguy hiểm gì không? Hãy cùng BS.CKI: Nguyễn Hồng Dũng - Chuyên khoa Tai Mũi Họng tìm hiểu rõ hơn về viêm VA này nhé!
Views Count 347
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond