Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi?

11, Tháng 10, 2023 |

CONTENT

Views Count 610
Comments Count

Bệnh tay chân miệng ở trẻ đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh khi có con nhỏ. Những biểu hiện như:  sốt, miệng, môi, lòng bàn tay hay bàn chân đều nổi đầy mụn nước...có phải dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ? Cha mẹ hãy tìm hiểu bài viết này để trang bị cho mình những kiến thức chính xác về căn bệnh này.

 

Bệnh Tay Chân Miệng là gì?

 

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi?

 

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng virus gây ra bởi các loại virus thuộc họ Enterovirus, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, nhưng thường thì các trường hợp nặng chỉ xuất hiện ở trẻ em.

 

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

 

Bệnh tay chân miệng có các triệu chứng chính bao gồm:

 

Viêm nhiễm ở miệng: Xuất hiện các vết thương, phát ban, hoặc các vết đỏ ở lưỡi, nướu, hoặc thậm chí ở họng.

 

Phát ban và vết đỏ ở tay và chân: Ban đầu, có thể xuất hiện các vết đỏ hoặc phát ban ở bàn tay, lòng bàn chân, và đôi khi ở khuỷu tay, đùi, mông.

 

Sốt và đau họng: Trẻ em có thể phát sốt và cảm thấy đau họng.

 

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi?

 

Bỏ ăn, uống: Do viêm nhiễm ở miệng, trẻ em có thể từ chối ăn uống hoặc uống nước.

 

Mệt mỏi và khó chịu: Trẻ có thể trở nên kém ăn, kém ngủ, và dễ cáu kỉnh hơn thường lệ.

 

Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi 

 

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi?

 

- Thông thường những vết mụn nước sẽ tự biến mất sau 1 - 2 tuần. Như vậy gần như là bé đã khỏi bệnh, bạn nên mua râu ngô (bắp) hoặc một số loại nước rau quả giải nhiệt khác cho bé uống.

 

- Để tránh lây lan bệnh sang người khác, bạn nên cách ly con mình từ 1 tuần - 10 ngày, bé sẽ khỏe hẳn và khỏi bệnh hoàn toàn, không còn khả năng lây truyền bệnh.

 

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

 

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có điều trị hỗ trợ bệnh. Do vậy việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng chính là liệu pháp hiệu quả nhất.

 

Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp sau:

 

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh, hoặc trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế trẻ. Rửa tay trước và sau khi thay tã hoặc làm vệ sinh cho trẻ.

 

Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ bao lâu thì khỏi?

 

- Thực hiện tốt việc ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh: Ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống được vệ sinh sạch sẽ (có thể tráng nước muối hoặc nước sôi trước khi sử dụng). Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống. Không cho trẻ dùng chung khăn (khăn mặt, khăn tắm...) hoặc những vật dụng khác như cố, bát, đĩa, đồ chơi chưa được khử trùng.

 

- Vệ sinh thường xuyên các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà... bằng xà phòng hoặc chất chuyên tẩy rửa thông thường.

 

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người đang nghi ngờ ủ bệnh.

 

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải khác của người nhiễm bệnh cần được thu gom và xử lý.

 

Xem thêm: gói khám tổng quát nhi tại Hệ Thống Phòng Khám.

 

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

5 Loại Rau Củ Tốt Nhất Cho Sức Khỏe Của Bạn (Phần 2)

30, Tháng 3, 2023 |

Admin

5 Loại Rau Củ Tốt Nhất Cho Sức Khỏe Của Bạn (Phần 2)

Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua. Tuy nhiên, nó có thể là một tài khoản tiết kiệm cực kỳ giá trị (Anne Wilson Schaef). Chúng ta ai cũng biết giá trị của sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết “tiết kiệm” cho tài khoản này trong khi nó dễ thực hiện hơn nhiều so với tiết kiệm một khoản trong ngân hàng. Nó nằm ở ngay trong những bữa ăn hàng ngày. Hôm nay y khoa Diamond giới thiệu đến bạn 10 loại rau củ vô cùng giá trị đối với sức khỏe của chúng ta, cùng thực hiện và cùng bảo vệ sức khỏe mình nào!
Views Count 677
Comments Count
Đọc thêm

Đối tác y khoa Diamond