3, Tháng 1, 2024 |
1, Tháng 2, 2024 |
Khi mang thai, sức đề kháng ở cơ thể mẹ bầu yếu đi nên rất dễ bị cảm cúm. Tuy nhiên, mẹ không được tự ý sử dụng thuốc nhằm hạn chế các yếu tố gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu mắc cúm có nguy hiểm không? Làm gì khi bị cảm cúm?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh cúm xảy ra ở bà bầu như:
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch yếu đi khiến sức đề kháng cũng sẽ suy giảm, cơ thể nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Ở giai đoạn đầu, khi thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể khiến cho mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định. Đặc biệt, mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh khiến mẹ bầu dễ bị ho, sổ mũi, cảm cúm,..
Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng khiến mẹ dễ bị cúm. Việc tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm cũng khiến mẹ bị lây nhiễm chéo do virus gây cúm từ nước bọt, tiết dịch hoặc từ người bệnh qua không khí,...
Bệnh cảm cúm vẫn có thể xuất hiện một vài nguy cơ có hại đối với thai nhi như:
- Dị tật thai nhi: Khi mẹ mắc cúm (ở 3 tháng đầu thai kỳ), thai nhi có nguy cơ mắc một số dị tật như: hở hàm ếch, tim bẩm sinh...
- Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ: Theo nghiên cứu đã chỉ ra,thai nhi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ tăng 34% khi người mẹ bị sốt trong tam cá nguyệt thứ nhất và 40% khi bị sốt trong tam cá nguyệt thứ hai.
- Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng: Mức độ phơi nhiễm của người mẹ đối với virus, vi khuẩn trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ.
- Sảy thai, thai lưu hoặc sinh non: Ngoài việc mắc nguy cơ bị dị tật, độc tính của virus khi kết hợp với sốt cao có thể kích thích co bóp tử cung dẫn đến tình trạng sảy thai, thai lưu hoặc sinh non.
- Tiêm vắc xin cúm: Việc tiêm vắc xin cúm là một biện pháp phòng tránh quan trọng. Vắc xin cúm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của thai phụ và bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi cúm.
- Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và virus. Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc sau khi đi ra khỏi nơi công cộng.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh: Thai phụ nên cố gắng tránh tiếp xúc với những người bị cúm hoặc có triệu chứng cúm như: ho, sốt, đau mỏi cơ và chán ăn.
- Tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước.
- Tránh nơi đông người: Tránh những nơi đông người hoặc nơi có nguy cơ cao lây nhiễm, như phòng chờ, phòng khám, hay bệnh viện nếu không cần thiết.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Cần duy trì một lối sống lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất, tập thể dục phù hợp, ngủ đủ giấc để củng cố hệ miễn dịch.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu thai phụ cảm thấy không khỏe hoặc có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến cúm, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Để nhận được tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài: (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống Y Khoa để được hỗ trợ nhanh chóng.
3, Tháng 1, 2024 |
16, Tháng 7, 2024 |
11, Tháng 3, 2023 |
8, Tháng 8, 2023 |
16, Tháng 10, 2023 |
16, Tháng 10, 2023 |