Số ca tay chân miệng, ho gà, sốt xuất huyết ở Hà Nội đều tăng so với cùng kỳ

9, Tháng 7, 2024 |

ADMINISTRATOR

Views Count 922
Comments Count

Cụ thể, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 118 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong; tăng 34 ca so với tuần trước, bệnh nhân phân bố tại 21 quận, huyện; trong đó phần lớn bệnh nhân ghi nhận tại Đan Phượng. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 1.058 ca mắc sốt xuất huyết, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Số ca tay chân miệng, ho gà, sốt xuất huyết ở Hà Nội đều tăng so với cùng kỳ

Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, tuyên truyền cho người dân phòng chống dịch tại cộng đồng.

CDC Hà Nội nhận định, hiện nay điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh. Số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần tăng 34 ca so với tuần trước, đây là tuần thứ 6 liên tiếp có số mắc tăng. Đặc biệt, ổ dịch thôn Bãi Tháp và Đồng Vân thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng ghi nhận từ ngày 8/5/2024 vẫn tiếp tục kéo dài, phát sinh thêm các ổ dịch mới trên địa bàn phường Dương Nội, quận Hà Đông.

Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 34 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, tăng 4 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 1.627 ca mắc, không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Hà Nội cũng đa ghi nhận 11 ca mắc ho gà, tăng 3 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 162 ca mắc tại 28 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. Theo nhận định, Hà Nội tiếp tục xuất hiện rải rác các ca bệnh, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 1 ca mắc viêm não Nhật Bản. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 2 ca mắc, không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.

CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch. Tổ chức điều tra, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để ổ dịch bùng phát rộng.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Phòng ngừa bệnh sởi: bảo vệ trẻ trẻ trước sự tấn công của sởi

17, Tháng 6, 2024 |

Admin

Phòng ngừa bệnh sởi: bảo vệ trẻ trẻ trước sự tấn công của sởi

Từ đầu năm 2024 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 130 ca mắc sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ 2023. Sởi là bệnh có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao (>95%) trong cộng đồng. Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi.
Views Count 3,566
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các Loại Viêm Xoang Phổ Biến Và Cách Điều Trị Từng Loại

22, Tháng 8, 2024 |

Admin

Các Loại Viêm Xoang Phổ Biến Và Cách Điều Trị Từng Loại

Viêm xoang là một trong những bệnh lý phổ biến và gây khó chịu cho nhiều người. Với nhiều dạng khác nhau, việc nhận biết và điều trị đúng cách từng loại viêm xoang là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại viêm xoang phổ biến và phương pháp điều trị hiệu quả cho từng loại.
Views Count 1,183
Comments Count
Đọc thêm

Đối tác y khoa Diamond