Chấn thương phần mềm: Nguyên nhân và cách điều trị

20, Tháng 4, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 4,218
Comments Count

Chấn thương phần mềm, một trong những triệu chứng phổ biến, thường xảy ra do những va chạm trong sinh hoạt, tập luyện hàng ngày. Tùy vào từng triệu chứng, mức độ của cơn đau cũng như phương pháp điều trị sẽ khác nhau.

 

Chấn thương phần mềm là gì?

 

Chấn thương phần mềm là tình trạng tổn thương liên quan đến da, dây chằng, cơ, gân,... trên khắp cơ thể, cản trở đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày.

 

Chấn thương phần mềm: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Hầu hết, các chấn thương đều xuất phát từ quá trình tập luyện thể dục, chơi thể thao, những vận động, sinh hoạt hàng ngày hoặc mất kiểm soát… Ngoài ra, nhiều trường hợp cũng có thể xảy ra khi cơ, gân phải hoạt động quá mức, gây ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể như: thói quen chạy bộ đường dài sau tập luyện dẫn đến căng cơ hoặc bong gân.

 

Các loại chấn thương phần mềm thường gặp

 

Chấn thương phần mềm được chia thành các nhóm như sau:

 

Chấn thương phần mềm: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Bong gân

 

Bong gân là tình trạng dây chằng bị kéo căng hoặc rách. Thông thường, dải mô liên kết này có vai trò nối phần cuối của xương này với xương khác đồng thời ổn định và nâng đỡ các khớp trên cơ thể nhằm phục vụ cho việc di chuyển và hoạt động dễ dàng. Những vị trí trên cơ thể thường dễ gặp phải tình trạng bong gân bao gồm:

 

Bong gân mắt cá chân: Tình trạng này xảy ra khi bàn chân được đặt ở tư thế quay vào trong làm cho dây chằng mắt cá ngoài bị kéo căng quá mức.

 

Chấn thương phần mềm: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Bong gân đầu gối: Tình trạng này thường xảy ra do thực hiện động tác vặn mình đột ngột.

 

Bong gân cổ tay: Tình trạng này thường xảy ra khi bị ngã ở tư thế bàn tay dang rộng.

 

Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bong gân được phân loại như sau:

 

Bong gân cấp độ 1 (nhẹ): Gân giãn nhẹ và bị tổn thương vị trí dây chằng.

 

Bong gân cấp độ 2 (trung bình): Khi dây chằng bị đứt các khớp trở nên lỏng lẻo.

 

Bong gân cấp độ 3 (nặng): Dây chằng bị đứt hoàn toàn.

 

Chấn thương phần mềm: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Tùy vào mức độ đau khác nhau nhưng cả 3 cấp độ bong gân đều có chung các triệu chứng: bầm tím, đau nhức, sưng và viêm,... Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị như: vật lý trị liệu, đeo nẹp hoặc phẫu thuật để phục hồi tổn thương.

 

Nguyên nhân gây chấn thương phần mềm

 

Nguyên nhân gây chấn thương phần mềm được chia làm hai nhóm chính, bao gồm:

 

Nguyên nhân cấp tính: Do chấn thương đột ngột (ngã, trượt, vặn mình…), thường dẫn đến bầm tím, bong gân, căng cơ.

 

Nguyên nhân mãn tính: khớp hoặc cơ phải hoạt động liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi, thường dẫn đến viêm gân và viêm bao hoạt dịch.

 

Phương pháp chẩn đoán, điều trị

 

- Đánh giá chấn thương và tiền sử bệnh.

- Đối với chấn thương phần mềm, ban đầu bác sĩ có thể sẽ đặt một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề sau:

- Cơ chế chấn thương (hướng, lực tác động…).

- Tiền sử chấn thương trước đó.

- Thời điểm cơn đau khởi phát.

- Mức độ cơn đau trước, trong và sau khi hoạt động.

- Các loại thuốc đang sử dụng làm tăng nguy cơ rách gân: Fluoroquinolon, Corticosteroid…

- Kiểm tra thể chất

- Kiểm tra hoạt động của mạch máu và hệ thần kinh.

- Kiểm tra mức độ biến dạng, sưng tấy, vết bầm tím, vết thương hở, tình trạng giảm chuyển động bất thường.

- Sờ nắn để kiểm tra mức độ cơn đau ở xương hoặc gân.

- Kiểm tra các khớp trên và dưới vùng chấn thương.

- Chẩn đoán hình ảnh

 

Chấn thương phần mềm: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Chẩn đoán hình ảnh không bắt buộc đối với tất cả các trường hợp chấn thương phần mềm, chẳng hạn như bong gân mắt cá chân. Khi cần thiết, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số phương pháp sau:

 

Chụp X-quang: Chụp X-quang không cho thấy hình ảnh trực tiếp về các tổn thương mô mềm nhưng sẽ giúp bác sĩ thu thập một số thông tin liên quan để hỗ trợ đưa ra kết quả chính xác.

 

Chụp MRI: Chụp MRI sẽ giúp xác định được các chấn thương mô mềm liên quan đến dây chằng, gân, sụn và cơ.

 

Chấn thương phần mềm có nguy hiểm không?

 

Các chấn thương phần mềm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm:

 

- Chảy máu.

- Tổn thương mạch máu.

- Tổn thương thần kinh.

- Cứng khớp.

- Hội chứng chèn ép khoang do vết sưng tấy gây áp lực lên các mạch máu lân cận, lưu lượng máu đến vùng tổn thương giảm hoặc tắc nghẽn, tình trạng nghiêm trọng có thể phải cắt bỏ chi.

 

Hầu hết các chấn thương mô mềm là kết quả của một chuyển động đột ngột hoặc không kiểm soát được. Cho dù là chấn thương cấp tính hay mạn tính, nếu bạn gặp phải bất kỳ chấn thương hay sự cố nào thì cũng nên đi khám bác sĩ để đề phòng các tổn thương nặng thêm.

 

Chấn thương phần mềm: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵 𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond