22, Tháng 8, 2024 |
13, Tháng 7, 2023 |
Cuống lưỡi nổi mụn đỏ là bệnh lý không chỉ gây cảm giác đau rát, khó chịu khi ăn, giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe tổng thể. Vậy nguyên nhân cuống lưỡi nổi mụn đỏ là do đâu?
Cuống lưỡi nổi mụn đỏ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Viêm nhiễm: do vi khuẩn hoặc nấm như: Streptococcus, Staphylococcus và nấm Candida trong miệng có thể gây viêm nhiễm trên cuống lưỡi và gây mụn đỏ.
Tình trạng mọc mụn ở cuống lưỡi gây đau nhức.
Rối loạn miễn dịch: Tình trạng rối loạn miễn dịch như: bệnh lý tổ chức liên kết, bệnh tự miễn và bệnh dạ dày - tá tràng dẫn đến tình trạng cuống lưỡi nổi mụn đỏ.
Hoá chất: Việc sử dụng một số thực phẩm vệ sinh miệng chứa hóa chất như kem đánh răng, nước súc miệng hoặc dầu mỡ,... có thể gây kích ứng và dẫn đến cuống lưỡi nổi mụn đỏ.
Thuốc: Một số loại thuốc như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc tác động phụ gây cuống lưỡi nổi mụn đỏ.
Lưu ý rằng, để đặt chính xác nguyên nhân gây cuống lưỡi nổi mụn đỏ, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được khám và chẩn đoán đúng.
Triệu chứng cuống lưỡi nổi mụn đỏ có thể bao gồm:
Mụn đỏ và sưng: Vùng cuống lưỡi nổi mụn đỏ có thể trở nên đỏ sậm hoặc đỏ tươi và có thể sưng lên so với vùng xung quanh.
Đau và khó chịu: cuống lưỡi nổi mụn đỏ có thể gây ra cảm giác đau rát, khó chịu hoặc kích thích. Điều này có thể làm cho việc ăn, nuốt hay giao tiếp trở nên khó khăn và không thoải mái.
Hiện tượng nổi nốt ở cuống lưỡi của bệnh nhân
Khó chịu khi ăn: cuống lưỡi nổi mụn đỏ có thể làm cho việc ăn trở nên khó khăn và đau rát. Đặc biệt là thức ăn cứng, cay nóng,... triệu chứng có thể trở nên trầm trọng.
Khó chịu khi giao tiếp: cuống lưỡi nổi mụn đỏ gây khó chịu và đau khi nói chuyện, di chuyển lưỡi. Triệu chứng gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trong việc của bạn.
Mụn lây lan và kết hợp với các triệu chứng khác như: đau miệng, ngứa, chảy máu, tồn dư màu trắng hoặc nứt nẻ trên lưỡi.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào như trên nhưng không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị sớm. Tránh kéo dài thời gian sẽ khiến tình trạng thêm nặng nề và gặp nhiều biến chứng không mong muốn khác.
Phương pháp điều trị cuống lưỡi nổi mụn đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông thường:
- Đánh răng đúng cách và sử dụng loại kem đánh răng phù hợp.
Nổi mụn ở cuống lưỡi là bệnh gì?
- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để làm sạch miệng.
- Tránh đồ ăn cay nóng hoặc cứng, vì chúng có thể làm tăng khó chịu và kích thích vùng cuống lưỡi nổi mụn đỏ.
Thuốc kháng viêm như: giảm khô miệng, giảm viêm, ngứa và mụn đỏ. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc đều có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý điều trị khi không có kiến thức, sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
- Tránh stress, ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng và củng cố hệ miễn dịch.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe tổng thể, tăng hệ miễn dịch.
- Tránh các chất kích thích như: thuốc lá, rượu,... vì có thể làm tăng khó chịu và kích thích vùng cuống lưỡi nổi mụn đỏ.
Điều trị triệu chứng cuống lưỡi nổi mụn trắng.
- Nếu triệu chứng không giảm hoặc ngày càng lan rộng, bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu còn thắc mắc về tình trạng cuống lưỡi nổi mụn đỏ, bạn có thể đến Phòng Khám Đa Khoa thuộc Hệ Thống Y Khoa Diamond để kiểm tra và tư vấn thêm. Chúc bạn luôn sống khoẻ cũng Diamond!
Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.
Tham khảo ngay gói tầm soát ung thư vòm họng tại Hệ Thống Y Khoa Diamond và đặt thêm câu hỏi tại nhóm tư vấn cũng bác sĩ bạn nhé.
22, Tháng 8, 2024 |
9, Tháng 8, 2024 |
14, Tháng 4, 2023 |
6, Tháng 7, 2023 |
27, Tháng 4, 2023 |
24, Tháng 5, 2024 |