6, Tháng 7, 2023 |
6, Tháng 5, 2023 |
Nhiệt miệng là tình trạng rất phổ biến ở tất cả mọi người. Đây là bệnh lý nhẹ, dễ chữa trị nhưng hay tái phát và kéo dài mỗi khi xuất hiện.
Nhiệt miệng do tình trạng viêm nhiễm gây ra các vết loét bên trong miệng, triệu chứng khiến người bệnh bị đau rát, khó chịu, ngại giao tiếp và việc ăn uống cũng trở nên khó khăn.
Ban đầu dấu hiệu của nhiệt miệng chỉ là những đốm trắng nhỏ, hơi gồ lên trong niêm mạc miệng. Lâu ngày, những đốm này to lên và đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Các vết loét nông có kích thước từ 1- 2mm, xuất hiện chủ yếu ở vùng lợi, lưỡi hay má... Tùy từng cơ địa khác nhau mà nhiệt miệng có các dấu hiệu khác như:
- Hạch bạch huyết sưng
- Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém
- Sốt, xanh xao, sụt cân
- Chuột rút
- Nổi hạch ở góc hàm
Nhiệt miệng xảy ra phổ biến và dễ điều trị, tuy nhiên có nhiều quan điểm khác nhau nói về nguyên nhân gây bệnh được chia thành hai quan điểm: dân gian và y học hiện đại.
Theo dân gian, nhiệt miệng do nhiệt độc ở tỳ, vị hay thấp nhiệt ở tỳ, vị gây tình trạng nóng trong người sinh ra loét miệng, khô miệng, đỏ lưỡi, cơ thể nhiều chất béo, đồ nóng, đồ cay,... dẫn nhiệt độc cùng với nước bọt trong miệng làm nóng niêm mạc miệng.
Theo y học, nguyên nhân gây nên nhiệt miệng do vi khuẩn, virus, thay đổi nội tiết tố hay thiếu chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B12, B6, kẽm,... khiến cơ thể giảm sức đề kháng tạo cơ hội cho virus phát triển.
Có rất nhiều tác nhân khiến cho nhiệt miệng dễ xuất hiện hơn như:
- Đánh răng sai kỹ thuật, quá mạnh
- Cắn vào má
- Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa Natri Lauryl Sulfate
- Nhạy cảm với thực phẩm
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ dậy thì hay giai đoạn mang thai
- Mắc các bệnh viêm đường ruột như viêm loét đại tràng
- Miễn dịch kém
Nhiệt miệng là bệnh lý xuất hiện khi có sự thay đổi trong cơ thể. Do đó, việc điều trị khá là dễ dàng bằng cách sử dụng thuốc uống và thuốc bôi.
Trường hợp vết nhiệt miệng bị loét gây đau rát và ăn uống khó khăn có thể sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. Các loại gel có thành phần chống viêm, giảm đau còn có tác dụng như lớp màng bảo vệ vết loét khỏi vi khuẩn.
Khi tình trạng nhiệt miệng trở nặng, bạn cần dùng thuốc kháng sinh được kê đơn từ bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc súc miệng chứa steroid dexamethasone hoặc carbocain để giảm đau, kháng viêm.
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ thống Diamond để được hỗ trợ.
6, Tháng 7, 2023 |
9, Tháng 9, 2024 |
4, Tháng 4, 2023 |
31, Tháng 5, 2023 |
4, Tháng 6, 2024 |
20, Tháng 3, 2023 |