9, Tháng 7, 2024 |
16, Tháng 8, 2024 |
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại TP. HCM. Từ tháng 5/2024 đến nay, số ca mắc và nghi mắc sởi đã tăng đột biến với hàng trăm trường hợp, trong đó có nhiều trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ. Đáng lo ngại hơn, đã có một số ca tử vong do biến chứng nặng, khiến tình hình trở nên nghiêm trọng.
Theo Sở Y tế TP. HCM, đây là một tín hiệu cảnh báo khi trong 3 năm qua, thành phố không ghi nhận ca sởi nhập viện nào. Tuy nhiên, hiện tại, với sự gia tăng đột ngột số ca bệnh, thành phố có thể phải đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch diện rộng. Thực tế này đòi hỏi công tác tiêm chủng phải được đẩy mạnh, cùng với các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa lây lan cần được triển khai khẩn cấp.
Các chuyên gia thuộc khoa nhiễm (truyền nhiễm) nhận định rằng, Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, nhưng không phải ai cũng có cùng mức độ nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những nhóm đối tượng dễ bị nhiễm sởi nhất.Trẻ Em Chưa
Tiêm Phòng Hoặc Chưa Đủ Mũi Vaccine
Đây là nhóm có nguy cơ cao nhất vì sởi lây lan rất mạnh. Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Đạo, mỗi bệnh nhân sởi có thể lây cho 12-18 người không có miễn dịch. Nếu trẻ chưa được tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều, nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người mắc sởi hoặc chạm vào các bề mặt chứa virus là rất cao. Những trẻ này không chỉ tự mình mắc bệnh mà còn có thể trở thành nguồn lây lan nguy hiểm cho người khác.
Trẻ Em Mang Bệnh Nền
Những trẻ có bệnh nền như tim mạch, phổi, hoặc bệnh suy giảm miễn dịch cũng là nhóm dễ bị sởi. Virus sởi gây ra tình trạng ức chế miễn dịch tạm thời, tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng khác phát triển, làm tăng nguy cơ biến chứng nặng. Những biến chứng này bao gồm viêm phổi, viêm ruột, nhiễm trùng máu, và thậm chí là viêm não, có thể dẫn đến tử vong.
Người Lớn Và Trẻ Em Thường Xuyên Đến Nơi Đông Người
Người lớn mắc sởi thường có triệu chứng nhẹ hơn, dễ nhầm với các bệnh khác và có thể không tự cách ly. Điều này khiến họ trở thành nguồn lây lan bệnh trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nơi đông người. Trẻ em đi kèm theo cha mẹ đến những nơi này cũng dễ dàng nhiễm virus.
Ngoài các yếu tố về hệ miễn dịch và bệnh nền, thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh sởi, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Vệ Sinh Cá Nhân Và Môi Trường Sống Kém
Virus sởi có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt đến 2 giờ. Trẻ nhỏ thường tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà, đồ chơi, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng – con đường dễ dàng đưa virus vào cơ thể. Nếu không gian sống không được vệ sinh thường xuyên, các bề mặt không được khử khuẩn đúng cách, nguy cơ lây nhiễm sởi tăng cao
Không Đeo Khẩu Trang Và Vệ Sinh Tay Đúng Cách
Trong môi trường cộng đồng, việc không đeo khẩu trang và không rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với bề mặt hoặc người khác cũng là một thói quen làm tăng nguy cơ lây nhiễm sởi. Những giọt bắn khi ho, hắt hơi từ người mắc bệnh có thể chứa virus và dễ dàng lây lan.
Tiêm chủng vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa sởi và giảm nguy cơ biến chứng. Hiện nay, Việt Nam có ba loại vaccine phòng sởi, trong đó vaccine kết hợp ngừa sởi - quai bị - rubella được khuyến cáo tiêm đủ hai mũi để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất.Ngoài ra, việc vệ sinh tay thường xuyên, đeo khẩu trang, và tránh đưa trẻ đến những nơi đông người cũng là những biện pháp hỗ trợ quan trọng trong việc phòng tránh sởi.
Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa sởi hiệu quả
Hiểu rõ đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mà còn góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
9, Tháng 7, 2024 |
30, Tháng 1, 2024 |
12, Tháng 4, 2023 |
14, Tháng 9, 2023 |
15, Tháng 4, 2023 |
5, Tháng 8, 2024 |