18, Tháng 4, 2023 |
10, Tháng 4, 2024 |
Dày sừng nang lông (keratosis pilaris) hay còn gọi là “ da gà” là một tình trạng bệnh phổ biến về mặt da liễu không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó khiến làn da trở nên kém thẩm mỹ, sần sùi,...
Theo Học viện Da liễu Mỹ (AAD), tình trạng này thường phát triển trước khi trẻ em đạt 2 tuổi hoặc trong giai đoạn dậy thì.
Khoảng 50–80% thanh thiếu niên và ít nhất 40% người lớn có thể mắc bệnh dày sừng nang lông.
Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc keratosis pilaris bao gồm:
Tiền sử gia đình: nếu các thành viên khác đã mắc bệnh dày dừng nang lông thì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng này ở bạn.
Da khô: yếu tố quan trọng góp phần vào việc tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra dày sừng nang lông
Tuổi tác: Tình trạng này thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể cải thiện theo tuổi tác.
Hen suyễn: một số nghiên cứu đã gợi ý rằng việc có hen suyễn có thể tăng nguy cơ.
Ichthyosis vulgaris, một tình trạng gây da khô
Eczema (viêm da cơ địa)
Béo phì hoặc thừa cân
Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ
Dày sừng nang lông có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể có nang lông - nó sẽ không xuất hiện trên bàn chân hoặc lòng bàn tay. Các triệu chứng bao gồm:
Những nốt nhỏ, sần sùi, khô trên da, có thể làm cho da có cấu trúc giống giấy nhám và giống như nốt lông gà hoặc một loại phát ban.
Thường xuyên bị ngứa.
Các vị trí phổ biến nhất mà keratosis pilaris xuất hiện là:
Cánh tay trên (trong 92% trường hợp)
Đùi (trong 59% trường hợp)
Mông (trong 30% trường hợp)
Vảy nến | Dày sừng nang lông |
Xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, nhưng thường được tìm thấy trên đầu, bên ngoài khuỷu tay và đầu gối. | Thường được tìm thấy trên cánh tay trên, đùi và mông |
Các mảng da dày và nổi lên | Những nốt nhỏ trên bề mặt da giống như nốt lông gà |
Thường có màu đỏ và phủ một lớp mỏng, trắng bạch kim được gọi là vảy | Những nốt màu da, có thể hồng, đỏ hoặc trắng trên da sáng, và nâu hoặc đen trên da đậm |
Thường ngứa, khô và có thể gây đau | Có thể gây ngứa và cảm giác sần sùi hoặc khô, giống như giấy nhám |
Thường là một tình trạng suốt đời, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi | Thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi và có thể biến mất sau khi được điều trị hoặc khi người ta già đi |
Chăm sóc da cơ bản đôi khi có thể ngăn chặn việc dày sừng nang lông trở nên tồi tệ hơn.
Cơ học (tẩy tbc bằng muối tắm, bột đậu đỏ, bã cà phê);
Hóa học ( axit salicylic, axit alpha-hydroxy, axit lactic ...
Để chăm sóc da dày sừng nang lông một cách hiệu quả, hãy lựa chọn kem dưỡng ẩm giàu glycerin và hyaluronic acid. Công thức này không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho làn da khô một cách tối ưu mà còn giảm nguy cơ tái phát dày sừng nang lông. Áp dụng kem mỗi ngày, từ 1 đến 2 lần, đặc biệt là sau khi tắm khi da vẫn đang ẩm và lỗ chân lông đang mở rộng, giúp kem thẩm thấu sâu vào da hơn.
Làm giảm tình trạng keratin tích tụ và nút tắc nang lông, ta sử dụng kem chứa Vitamin A (ví dụ như Retinoid)
Trong trường hợp bị dày sừng nang lông nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi đã chữa bằng thuốc bôi và kem dưỡng ẩm, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị bằng phương pháp laser. Laser là phương pháp giúp cải thiện kết cấu của da, giảm tình trạng viêm sưng, mẩn đỏ.
Cần có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để ngăn ngừa rủi ro về sự thay đổi màu sắc hoặc sẹo sau khi điều trị đối với những người có màu da đậm.
Một số phương pháp điều trị tại nhà trên có thể hiệu quả. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, các biện pháp điều trị kê đơn và y tế cần can thiệp mạnh mẽ hơn có thể giúp ích.
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế tiên tiến, Y Khoa Diamond cam kết mang lại cho bạn những liệu pháp tối ưu nhất để giảm bớt và loại bỏ dày sừng nang lông một cách an toàn và hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách điều trị dày sừng nang lông
IS KERATOSIS PILARIS TREATABLE?
The condition "Keratosis pilaris" is a common skin disorder that doesn't pose any health risks but can cause the skin to appear less aesthetically pleasing, with a rough, bumpy texture.
According to the American Academy of Dermatology (AAD), this condition typically develops before children reach the age of 2 or during adolescence. Approximately 50–80% of adolescents and at least 40% of adults may experience keratosis pilaris.
Several factors can increase the risk of developing keratosis pilaris, including:
Keratosis pilaris can appear anywhere on the body where there are hair follicles – it will not appear on the feet or palms of the hands. Common symptoms include:
Small, rough, dry bumps on the skin, which may give the skin a sandpaper-like texture and resemble chicken skin or a type of rash.
Frequent itching.
The most common areas for keratosis pilaris to appear are:
Upper arms (in 92% of cases)
Thighs (in 59% of cases)
Buttocks (in 30% of cases)
Plaque psoriasis | Keratosis pilaris |
Can appear all over the body, but is often found on the scalp, outside of elbows, and knees | Commonly found on upper arms, thighs, and buttocks |
Thick, raised patches of skin | Tiny bumps on the skin surface that resemble goose bumps |
Usually red and covered with a thin, silvery-white coating known as scale | Skin-colored bumps, which may be pink, red, or white on fair skin, and brown or black on dark skin |
Often itchy, dry, and can be painful | Can be itchy and feel rough or dry, similar to sandpaper |
Often a lifelong condition, which can affect anyone, of any age | Commonly affects babies and young people and can disappear with treatment or as people get older |
Basic skin care routines can sometimes prevent keratosis pilaris from worsening. Mechanical (scrubbing with salt, red bean powder, coffee grounds) and chemical exfoliation (salicylic acid, alpha-hydroxy acids, lactic acid) can help remove dead skin cells and unclog pores.
To effectively care for keratosis pilaris, choose moisturizers rich in glycerin and hyaluronic acid. This formula not only optimally moisturizes dry skin but also reduces the risk of keratosis pilaris recurrence. Apply the moisturizer daily, 1 to 2 times a day, especially after bathing when the skin is still damp and pores are open, allowing the moisturizer to penetrate deeper into the skin.
To reduce the accumulation of keratin and unclog hair follicles, creams containing Vitamin A (such as Retinoids) can be used.
In cases of severe and non-responsive keratosis pilaris after treatment with topical medications and moisturizing creams, patients may benefit from laser therapy. Laser therapy improves skin texture, reduces inflammation, and redness. Special precautions are needed to prevent the risk of discoloration or scarring after treatment, especially for those with darker skin tones.
Some home treatment methods can be effective. If these methods are not effective, prescription and medical interventions that require stronger interventions may be beneficial.
With our experienced team of doctors and advanced medical equipment, Diamond Medical Center is committed to providing you with the best therapies to reduce and eliminate keratosis pilaris safely and effectively.
18, Tháng 4, 2023 |
14, Tháng 8, 2024 |
17, Tháng 7, 2024 |
24, Tháng 11, 2023 |
16, Tháng 10, 2023 |
15, Tháng 9, 2023 |