12, Tháng 10, 2023 |
10, Tháng 11, 2023 |
Trong quá trình mang bầu, nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi vô cùng khó chịu. Nghẹt mũi là bệnh lý thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, tuy nhiên đối với mẹ bầu lại là điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Các bệnh lý thường gặp sau đây là nguyên nhân ở mẹ bầu khiến tình trạng nghẹt mũi kéo dài:
Cảm cúm: Trước khi bị nghẹt mũi, mẹ bầu sẽ bị hắt hơi liên tục, kèm theo đó là ho và đau rát cổ họng. Thân nhiệt của mẹ sẽ nóng lên và cơ thể bắt đầu sốt nhẹ. Với những triệu chứng này, có khả năng mẹ bầu đã bị cảm.
Viêm xoang: Thông thường, bệnh viêm xoang dễ đến tình trạng nghẹt mũi kéo dài đi kèm với đau đầu và đau hai hốc mắt. Ngoài ra còn có dịch tiết từ mũi khi có màu vàng hoặc xanh.
Dị ứng: Không loại trừ khả năng mẹ bị nghẹt mũi do dị ứng. Dấu hiệu nhận biết như: dịch mũi thường trong, ngứa mắt, tai và họng. Nguyên nhân gây dị ứng có thể là nước hoa, lông chó mèo, thuốc, phấn hoa… Dù trước khi mang thai, mẹ bầu không hề dị ứng với các tác nhân này.
Nếu tình trạng hắt hơi, sổ mũi khi mang thai không kèm theo ho, đau họng hay sốt,… sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Nhưng nếu tình trạng hắt hơi sổ mũi kéo dài không điều trị dứt điểm khiến hệ miễn dịch suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ.
Sổ mũi kèm với các dấu hiệu khác như: nghẹt mũi, đau đầu dễ dẫn tới các biến chứng khá nguy hiểm như: thai nhi dị tật, sinh non hoặc suy thai,… khi nhiễm cúm.
Súc miệng bằng nước muối: Muối có tính kháng khuẩn rất tốt. Do đó thường xuyên súc miệng bằng nước muối sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm mũi, họng, có tác dụng giúp mũi sạch sẽ hơn vì khi súc miệng một phần nước muối sẽ thấm ngược lên mũi.
Nhỏ nước muối: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi 2 - 3 lần/ngày giúp sạch khoang mũi, loại bỏ dịch nhầy đọng lại, giúp mũi được thông thoáng và giảm tình trạng nghẹt mũi.
Sử dụng trà gừng: Gừng có tác dụng chống viêm rất tốt. Do đó, khi mang thai mà bị nghẹt mũi, mẹ bầu có thể pha nước nóng với vài lát gừng tươi và một thìa mật ong, để ấm rồi uống. Trà gừng mật ong có tác dụng làm ấm các cơ quan hô hấp, cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai của mẹ bầu.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Mẹ bầu nên uống nước ấm cùng với chanh và mật ong sẽ giúp cải thiện nghẹt mũi hơn nước lọc.
Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng đề kháng, giúp cơ thể khỏe hơn và ngăn ngừa các yếu tố do virus, vi khuẩn. Mẹ bầu nên bổ sung vitamin C để tăng khả năng chống chọi và nhanh hồi phục hơn.
Kê gối cao khi ngủ: Biện pháp này giúp mũi trút hết chất nhầy và hỗ trợ giảm nghẹt mũi tốt, giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon.
Tập thể dục: Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe và làm dịu cơn nghẹt mũi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế tập thể dục ngoài trời vì sẽ có nguy cơ cao tiếp xúc với không khí ô nhiễm gây kích ứng.
Trong quá trình chữa nghẹt mũi khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
Không tự ý dùng thuốc để điều trị: Giai đoạn mang thai cực kỳ nhạy cảm, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc để điều trị, vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc xịt mũi phù hợp: Mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc xịt mũi được bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn, đặc biệt với mẹ bầu mắc viêm xoang.
Khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chọn những địa chỉ uy tín để theo dõi, đánh giá và giải quyết kịp thời các vấn đề có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.
12, Tháng 10, 2023 |
9, Tháng 12, 2023 |
2, Tháng 11, 2023 |
6, Tháng 9, 2024 |
11, Tháng 12, 2023 |
2, Tháng 4, 2024 |