CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG NGUY HIỂM TRONG THAI KỲ LÀ BAO NHIÊU?

19, Tháng 10, 2023 |

CONTENT

Views Count 1,081
Comments Count

GIAI ĐOẠN KHÁM THAI LẦN ĐẦU

 

- Mẹ bầu có nhiều nguy cơ sẽ được Bác sĩ chỉ định thử đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

 

- Nếu các giá trị đường huyết lúc đói >7,0mmol/L, HbA1c >6,5%, đường huyết ngẫu nhiên >11,1mmol/L, thai phụ được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.

 

CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG NGUY HIỂM TRONG THAI KỲ LÀ BAO NHIÊU?

 

- Đường huyết lúc đói từ 5,1 - 7,0mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

 

- Khi đường huyết lúc đói <5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

 

GIAI ĐOẠN TUẦN 24 - 28 CỦA THAI KỲ

 

Nếu mẹ bầu có đường huyết lúc đói <5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp phương pháp dung nạp glucose.

 

Cách thực hiện: Đầu tiên, các mẹ bầu được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó uống một lượng khoảng 75g glucose trong khoảng 5 phút. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1-2 tiếng kể từ khi uống.

 

CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG NGUY HIỂM TRONG THAI KỲ LÀ BAO NHIÊU?

 

Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L: thai phụ bị tiểu đường lâm sàng.

 

Thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:

- Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

- Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L

- Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

 

Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.

 

CÁCH PHÒNG NGỪA TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

 

Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và em bé. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ:

 

- Duy trì trọng lượng cơ thể: Nếu bạn có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ về trọng lượng cơ thể và lập kế hoạch để duy trì hoặc giảm cân nếu cần thiết.

 

CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG NGUY HIỂM TRONG THAI KỲ LÀ BAO NHIÊU?

 

- Chế độ ăn cân đối: Hãy duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ, hạn chế đường và các loại thực phẩm chế biến. Bổ sung thêm nhiều rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt.

 

- Theo dõi đường huyết: Nếu bạn có nguy cơ cao hoặc một lịch sử gia đình về tiểu đường, nên được kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình mang thai. Điều này giúp đưa ra biện pháp sớm nếu có bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào.

 

- Giữ trọng lượng tăng trong mức độ phù hợp: Trong quá trình mang thai, tăng cân là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc kiểm soát tăng cân trong mức độ đề xuất bởi bác sĩ có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

 

- Vận động thể chất đều đặn: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, bơi lội, yoga thích hợp cho phụ nữ mang thai.

 

CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG NGUY HIỂM TRONG THAI KỲ LÀ BAO NHIÊU?

 

- Kiểm soát căng thẳng: Giảm bớt căng thẳng như: thiền định, yoga hoặc các hoạt động khác có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

 

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

 

Các mẹ bầu cần khám thai định kỳ để được phát hiện, điều trị và tư vấn kịp thời nếu có vấn đề xảy ra với mẹ và bé. Tại Hệ Thống Y Khoa Diamond, các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ chu kỳ mang thai, giúp mẹ bầu kiểm soát được hàm lượng đường trong cơ thể thông qua những xét nghiệm cần thiết và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

 

CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG NGUY HIỂM TRONG THAI KỲ LÀ BAO NHIÊU?

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.  

 

Xem thêm: Gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ Thống Phòng Khám.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond