21, Tháng 10, 2023 |
30, Tháng 11, 2023 |
Vào thời điểm mùa dịch cúm, nhiều người đang lo lắng không biết cúm mùa có biểu hiện sớm như thế nào và sẽ gây những biến chứng gì?
Cúm là dạng bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh phát triển nhanh khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng, các ống phế quản và có thể bao gồm cả phổi.
Phần lớn cúm diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 3-7 ngày. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt như: người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh nền,… cúm có thể trở nên trầm trọng và gây ra các biến chứng nặng.
Triệu chứng của cúm thường xuất hiện đột ngột và có thể bao gồm:
- Sốt: Nhiệt độ cơ thể tăng cao, thường trên 38 độ C hoặc cao hơn.
- Đau cơ, xương: Cảm giác đau nhức trong cơ bắp, xương, cảm giác mệt mỏi và không thoải mái.
- Đau đầu: Cảm giác nặng đầu hoặc nhức đầu.
- Đau họng: Đau và khó chịu khi nuốt.
- Mệt mỏi: Mệt mỏi, uể oải là một trong những triệu chứng phổ biến.
- Ho: Xuất hiện tình trạng ho khan, ho dai dẳng.
- Sổ mũi: Dấu hiệu này có thể đi kèm với nghẹt mũi hoặc mũi chảy nước.
- Buồn nôn hoặc nôn: Một số người có thể gặp các vấn đề dạ dày gây buồn nôn.
- Đau nhức mắt: Có thể xuất hiện đau mắt.
Người cao tuổi: Hệ miễn dịch giảm ở người lớn tuổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cúm nặng, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Trẻ em: Trẻ em dưới 5 tuổi, cũng có nguy cơ cao hơn do hệ miễn dịch của bé đang phát triển.
Người mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn do hệ miễn dịch giảm trong giai đoạn thai kỳ.
Người bị suy yếu miễn dịch: Những người đang điều trị ung thư, dùng thuốc chống thải ghép, sử dụng steroid trong thời gian dài; gặp phải các vấn đến như cấy ghép nội tạng, mắc ung thư máu,... có nguy cơ dễ bị cúm hơn.
Người mắc bệnh mạn tính: Cúm cũng thường xuất hiện ở những người mắc phải các tình trạng mãn tính như: bệnh về phổi, hen suyễn, tiểu đường, tim mạch, thần kinh, rối loạn tiêu hóa, thận, gan hoặc rối loạn máu,…
Để ngăn chặn sự lây lan của virus cúm và giảm nguy cơ mắc bệnh, dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa quan trọng:
Tiêm phòng cúm hàng năm là biện pháp phòng ngừa chính để giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu nhiễm phải. Vắc xin cúm thường bao gồm bảo vệ chống lại một số loại virus cúm phổ biến.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước để rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh cúm hoặc các bề mặt có thể bị nhiễm virus.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người có triệu chứng cúm như ho, sổ mũi và đau họng.
Khi hoặc hắt hơi, nên che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay để ngăn vi khuẩn và virus lây lan qua giọt nước bọt.
Đối với những người có triệu chứng cúm hoặc đang chăm sóc người bệnh, việc đeo khẩu trang có thể giúp ngăn chặn sự phát tán của virus.
Tránh chạm vào mắt, mũi, và miệng: Virus có thể lây lan khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thay đổi quần áo thường xuyên, không dùng chung đồ ăn uống với người khác, giữ vệ sinh cá nhân tốt.
Duy trì lối sống khỏe mạnh, ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, giảm stress có thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.
Xem thêm: gói khám sức khoẻ tổng quát tại Hệ thống Phòng Khám.
21, Tháng 10, 2023 |
11, Tháng 10, 2023 |
9, Tháng 11, 2023 |
20, Tháng 3, 2023 |
10, Tháng 1, 2024 |
14, Tháng 12, 2023 |