Nhau thai bám thấp có sao không?

22, Tháng 11, 2023 |

CONTENT

Views Count 967
Comments Count

Nhau thai bám thấp là triệu chứng bất thường của người mẹ trong quá trình mang thai. Hiện tượng này có thể gây nên tai biến sản khoa, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

 

Hiện tượng bám thai thấp là gì?

 

Nhau thai bám thấp là tình trạng khi bánh nhau không nằm ở vị trí bám đáy tử cung, mà bám ở đoạn dưới cổ tử cung, gần với cổ tử cung. Đây dạng nhẹ của nhau thai tiền đạo.

 

Nhau thai bám thấp có sao không?

 

Vì bánh nhau nằm gần cổ tử cung nên dễ bị bong tách khỏi niêm mạc tử cung, gây ra hiện tượng xuất huyết cho người mẹ. Trong nhiều trường hợp tình trạng nhau bám thấp có thể được cải thiện khi thai lớn dần và tử cung phát triển kéo bánh nhau lên cao.

 

Dấu hiệu của hiện tượng nhau bám thấp

 

Về dấu hiệu để nhận biết nhau bám thấp, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ: 

 

Nhau thai bám thấp có sao không?

 

- Đột ngột sản phụ bị ra huyết không rõ nguyên nhân, không kèm theo đau bụng, máu ra đỏ tươi sau khi ra ngoài đông lại thành cục. 

 

- Lượng máu ra thường ít trong những lần đầu, sau đó tình trạng ra huyết âm đạo có thể lặp lại nhiều lần và thường ra máu nhiều hơn lần trước. 

 

- Trường hợp thai phụ đi lại nhiều, làm việc nặng, giao hợp... thì dễ bị ra máu hơn.

 

Nhau thai bám thấp có sao không?

 

Hiện nay qua siêu âm, ngoài việc khảo sát hình thái thai nhi, ước tính trọng lượng qua các số đo..., bác sĩ có thể xác định vị trí bánh nhau bám vào tử cung, ở đáy, mặt trước, mặt sau, bám thấp, nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm,...

 

Do đó, khi thấy tình trạng này mẹ bầu nên đi khám để phát hiện sớm nhau tiền đạo và có phương pháp xử lý kịp thời nhằm giảm nguy cơ cho cả mẹ và con.

 

Những nguy hiểm của nhau bám thấp

 

Những nguy cơ có thể xảy ra khi mẹ bầu đang trong tình trạng nhau thai bám thấp, những biến chứng cụ thể như sau:

 

Đối với mẹ bầu 

 

Nhau thai bám thấp có sao không?

 

Mẹ có nguy cơ bị chảy máu âm đạo, đặc biệt là cuối thai kỳ, vì nhau thai nằm thấp trong tử cung. Chảy máu do nhau tiền đạo có thể rất nặng, đôi khi gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

 

Đối với thai nhi

 

Nhau thai bám thấp có sao không?

 

Thai nhi có thể cần được sinh mổ vì nhau thai làm ngăn cản đường sinh ngả âm đạo.

 

Cách xử trí nhau tiền đạo như thế nào?

 

Khi sản phụ thấy ra huyết âm đạo, cần phải vào bệnh viện có khoa sản gần nhất để được khám xác định và điều trị. Tùy theo mức độ ra huyết âm đạo và sự trưởng thành của thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hay dưỡng thai thêm.

 

Nhau thai bám thấp có sao không?

 

Nếu được dưỡng thai thêm, thai phụ cần đảm bảo nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn uống bổ dưỡng. 

 

Đối với trường hợp thai nhi còn non tháng và nhau bám thấp không cản trở lối ra của thai nhi hoặc nếu bánh nhau bám bên, bám mép hoặc che một phần cổ tử cung thì thai phụ có thể nghỉ tại giường ở nhà, hạn chế vận động, không để bất kỳ một chấn động nhỏ nào ở vùng bụng để tránh kích thích tử cung gây chảy máu, tránh quan hệ tình dục, khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. 

 

Nhau thai bám thấp có sao không?

 

Tuy nhiên nếu không ra huyết âm đạo và thai lớn hơn hoặc bằng 37 tuần thì nhập bệnh viện có khoa sản để mẹ và thai nhi được theo dõi sát.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài: (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/  trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.  

 

Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.

 

Nhau thai bám thấp có sao không?

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond