Tầm soát ung thư cổ tử cung: Đừng để quá muộn!

20, Tháng 12, 2023 |

CONTENT

Views Count 306
Comments Count

Tầm soát ung thư cổ tử cung là giải pháp giúp chị em phụ nữ nhận biết sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ tầm soát bệnh là thực hiện những gì và cần lưu ý gì khi thực hiện? 

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm mục đích gì?

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm mục đích phát hiện sớm những tế bào bất thường ở cổ tử cung để theo dõi và điều trị kịp thời. Điều này giúp tránh các tổn thương xâm lấn và diễn tiến thành ung thư cổ tử cung.

 

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung: Đừng để quá muộn!

 

Theo thống kê, có khoảng 93% ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

 

Yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung?

 

Yếu tố có nguy cơ của ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. Hiện có trên 100 types virus HPV. Tuy nhiên, các type HPV đều không gây ung thư cổ tử cung. Có ít nhất 80% phụ nữ đã từng bị phơi nhiễm với HPV trong suốt cuộc đời và đa phần hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ ức chế được virus trước khi chúng có thể gây hại .

 

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung: Đừng để quá muộn!

 

 

Có khoảng 30-40 types HPV gây bệnh ở niêm mạc hệ sinh dục, trong đó 8 types HPV (16, 18, 45, 31, 33, 52, 58 và 35) gây ra 95% ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, types 16 và 18 là nguyên nhân gây ra 70% ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, cũng có những type HPV nguy cơ thấp gây ung thư CTC như type 6 và 11, là tác nhân gây ra 90% mụn cóc sinh dục lành tính.

 

Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

 

Thường sẽ mất từ 3-7 năm để các tế bào cổ tử cung biến đổi thành ung thư. Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phát hiện sớm những thay đổi này trước khi chuyển sang ung thư. Phụ nữ có nguy cơ thấp sẽ được kiểm tra thường xuyên để theo dõi tế bào của họ có trở lại bình thường hay không. Phụ nữ có nguy cơ cao có thể được điều trị để loại bỏ các tế bào này. 

 

Virus HPV có lây truyền không?

 

Virus HPV lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc da với da như: quan hệ bằng miệng, quan hệ tình dục, hậu môn… HPV không lây truyền khi sờ nắm đồ vật chung hay dùng chung toilet. Thông thường, người nhiễm HPV sẽ không biết mình nhiễm bệnh vì không có triệu chứng, đa số HPV sẽ tự thoái lui sau 2 năm. 

 

Khi virus tiếp tục tồn tại (khoảng 10 - 20%) có thể sẽ tác động lên tế bào cổ tử cung gây ra những tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, sẽ phải mất nhiều năm các tổn thương này mới biến đổi thành ung thư cổ tử cung.

 

Cần làm những xét nghiệm nào để tầm soát ung thư cổ tử cung?

 

Việc tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện bằng những phương pháp như:

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung: Đừng để quá muộn!

 

- Phết tế bào cổ tử cung: gồm PAP quy ước hay PAP nhúng dịch.

- HPV DNA: tầm soát nhiễm virus HPV trong dịch âm đạo và cổ tử cung.

 

Những ai nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung?

 

Thời điểm thực hiện và loại xét nghiệm phụ thuộc vào tuổi và bệnh sử của bạn.

 

Các bạn nữ từ 21 - 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm. Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo.

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung: Đừng để quá muộn!

 

Phụ nữ từ 30 - 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap và HPV đồng thời mỗi 5 năm (ưu tiên). Điều này giúp tầm soát sớm bệnh lý (nếu có) nhằm bảo vệ sức khỏe phụ khoa, đảm bảo chất lượng sống tốt nhất cho chị em phụ nữ.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.

 

Xem thêm các gói tầm soát ung thư phụ khoa tại hệ thống Y Khoa.

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung: Đừng để quá muộn!

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond