
2, Tháng 1, 2024 |
Lấy vôi răng có làm trắng răng không?


14, Tháng 7, 2025 |
Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2025, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Ngành Y tế khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo báo cáo giám sát dịch tễ, trong tuần 27 (từ ngày 30/6 đến 06/7/2025), TP.HCM ghi nhận 838 ca sốt xuất huyết, tăng 43 ca so với tuần trước (795 ca). Trong đó:
-Khu vực TP.HCM cũ ghi nhận 704 ca, tăng 38,8% so với trung bình 4 tuần trước.
-Bình Dương ghi nhận 84 ca, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ (44 ca), tuy nhiên giảm nhẹ so với tuần trước (127 ca).
-Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận 50 ca, tăng 15 ca so với tuần 26.
Lũy kế 27 tuần đầu năm 2025, toàn khu vực TP.HCM mở rộng đã ghi nhận tổng cộng 14.370 ca sốt xuất huyết, tăng 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8.696 ca). Trong đó:
-TP.HCM cũ: 11.014 ca (tăng 158%)
-Bình Dương: 2.494 ca (tăng 145%)
-Bà Rịa – Vũng Tàu: 862 ca (tăng 122%)
Đáng chú ý, toàn địa bàn đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, trong đó TP.HCM có 3 ca, Bình Dương 2 ca và Bà Rịa – Vũng Tàu 1 ca.
Biểu đồ diễn tiến bệnh sốt xuất huyết theo tuần năm 2025 - Nguồn: TTKSBTTPHCM
Ngành Y tế TP.HCM nhận định, thời điểm từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8 hằng năm là giai đoạn cao điểm của sốt xuất huyết. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều, muỗi truyền bệnh (muỗi vằn) có điều kiện sinh sôi mạnh mẽ.
Các chuỗi lây nhiễm có nguy cơ hình thành và lan rộng nếu công tác kiểm soát ổ dịch, diệt lăng quăng không được triển khai thường xuyên và hiệu quả. Áp lực lên hệ thống điều trị, đặc biệt tại các bệnh viện nhi và tuyến quận, huyện, được dự báo sẽ tăng mạnh nếu không có giải pháp kiểm soát kịp thời.
Trước diễn biến phức tạp, ngành Y tế TP.HCM đã khẩn trương tăng cường:
-Giám sát chặt chẽ các điểm nguy cơ, xử lý kịp thời ổ dịch.
-Hướng dẫn người dân diệt lăng quăng, súc rửa vật chứa nước tại hộ gia đình.
-Tăng cường truyền thông phòng dịch, sử dụng nền tảng “Y tế trực tuyến” để tiếp nhận và xử lý phản ánh về các điểm nguy cơ trong cộng đồng.
Ngoài ra, các chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi và kiểm tra nguy cơ phát sinh lăng quăng cũng được triển khai đồng loạt tại các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế và công cộng.
Ảnh: Giám sát điểm nguy cơ, diệt lăng quăng, hướng dẫnngười dân thực hiện các biện pháp xử lý vật chứa nước vàphát tờ rơi cho người dân - Nguồn: TTKSBTTPHCM
Người dân tuyệt đối không chủ quan, cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
-Diệt lăng quăng bằng cách loại bỏ vật chứa nước không cần thiết; đậy kín và súc rửa thường xuyên các dụng cụ chứa nước sinh hoạt; thả cá bảy màu vào các hồ cảnh, hòn non bộ…
-Phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, sử dụng bình xịt, hương đuổi muỗi, kem chống muỗi…
-Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám – điều trị đúng cách.
-Tích cực phối hợp với chính quyền, ngành y tế trong các chiến dịch phòng, chống dịch bệnh.
Báo động đỏ trong mùa mưa – mỗi người dân chính là “chiến binh” chống dịch. Cùng nâng cao ý thức, hành động thiết thực từ gia đình, khu phố, cộng đồng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.
Liên hệ ngay: 028 9390 7575 để được hỗ trợ trực tiếp!
Nguồn: Y Khoa Diamond tổng hợp và cố vấn chuyên môn từ đội ngũ Bác sĩ.
2, Tháng 1, 2024 |
28, Tháng 5, 2024 |
25, Tháng 12, 2024 |
13, Tháng 3, 2024 |
22, Tháng 11, 2023 |
4, Tháng 2, 2025 |