20, Tháng 4, 2023 |
17, Tháng 4, 2023 |
Gãy xương là hiện tượng chấn thương nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tình trạng gãy xương do chấn thương tùy vào mức độ gãy, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh để thực hiện phương pháp chữa trị phù hợp.
Để nhận biết tình trạng gãy xương, cần chủ động theo dõi các dấu hiệu sau:
Chú ý nghe tiếng “rắc” sau khi va chạm: Nếu chân, tay bạn đột nhiên phát ra âm thanh bất thường sau khi va chạm hoặc ngã đột ngột, khả năng cao xương đã rạn gãy.
Chảy máu ra ngoài nếu bạn bị gãy xương hở, khiến xương lộ và chồi ra khỏi da: Đi kèm với đó có thể là huyết áp tụt đột ngột gây sốc cho nạn nhân kèm các triệu chứng: lơ mơ, choáng váng, vã mồ hôi, buồn nôn, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ,...
Cảm thấy đau đột ngột và dữ dội, sau đó là tê buốt do vị trí xương gãy không nhận đủ máu: Lúc này, các cơ phải cố gắng nhiều hơn để cố định xương gãy nên có thể xuất hiện tình trạng co rút.
Quan sát vết bầm tím: thường bắt đầu với màu tím/ xanh dương, vài ngày sau chuyển sang màu xanh lá cây và vàng khi máu được lưu thông trở lại. Vết bầm có thể ở ngay vị trí gãy hoặc cách chỗ gãy xương một đoạn vì máu từ các mạch máu bị vỡ sẽ di chuyển đến đó.
Phạm vi cử động giảm: Thường gãy xương sẽ gây nên mất vận động của chi đó, tuy nhiên trường hợp gãy xương thì vẫn có thể có cử động nhưng giảm.
Cần tìm các tổn thương phối hợp như: Tổn thương mạch máu, chèn ép khoang, thần kinh.
- Gãy xương ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: dây chằng, cơ, gân, da, mạch máu, dây thần kinh,...
- Gãy xương hở: Có 2 loại gãy xương hở thường gặp: gãy hở từ ngoài vào và gãy hở từ trong ra. Cả hai trường hợp này đều có nguy cơ nhiễm trùng ổ gãy.
- Gãy xương kín: Xương gãy thường ở ngay tại vị trí chấn thương, đường gãy có dạng: Gãy chéo, gãy ngang, xoắn, gãy vụn,.... Phần mềm thường ít bị tổn thương hơn gãy xương hở.
- Gãy nguyên tại vị trí: Trường hợp xương gãy vẫn nằm yên tại vị trí cũ, hầu như không lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
- Gãy vụn: Trường hợp xương gãy thành nhiều mảnh.
- Gãy ngang: Đường gãy gần như hoặc vuông góc với trục dọc của xương.
- Gãy xiên: Trường hợp chỗ gãy xảy ra tại một góc nghiêng tương đối với đường thẳng của xương.
Mục đích của điều trị gãy xương là phục hồi hình thái giải phẫu của xương bị gãy, từ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương gãy.
Khi bị gãy xương, vị trí bị tổn thương sẽ trải qua quá trình liền xương gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn viêm: Khi xương bị gãy, máu chảy từ trong xương ra cùng với máu từ các tổn thương của phần mềm xung quanh nơi gãy sẽ tạo thành khối máu tụ tại vị trí gãy gây chèn ép vào các mạch máu xung quanh và gây nên phản ứng viêm tại chỗ gãy .
- Giai đoạn sửa chữa: Ở giai đoạn này khối máu tụ được tổ chức hóa thành mạng lưới sợi fibrin, các tế bào tạo ra collagen, xương, sụn. Ngoài sự xây đắp do các tạo cốt bào thì còn có sự phá hủy xương do các hủy cốt bào. Quá trình xây và phá song song cho đến khi ổ gãy trở về trạng thái sinh lý ban đầu.
- Giai đoạn tái tạo: Thường kéo dài trong nhiều năm, đồng thời phụ thuộc vào đường xương gãy. Các trường hợp gãy xương đơn giản chỉ cần nắn chỉnh, bất động tránh di lệch xương ở cả hai khớp trên và dưới ổ gãy. Nếu gãy xương bó bột, thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp. Nhất là hai đầu xương gãy dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian liền xương.
Gãy xương cần có quá trình điều trị tích cực, hợp lý, đúng lộ trình. Nếu chủ quan trong vấn đề điều trị, phục hồi có thể dẫn đến các biến chứng, di chứng không mong muốn, làm suy giảm khả năng vận động, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh về sau.
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵 𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm gói khám sức khỏe tổng quát tại Hệ Thống Y Khoa Diamond.
20, Tháng 4, 2023 |
20, Tháng 6, 2023 |
10, Tháng 6, 2023 |
18, Tháng 3, 2023 |
17, Tháng 5, 2023 |
4, Tháng 5, 2023 |