3, Tháng 5, 2023 |
17, Tháng 3, 2023 |
Virus SARS-CoV-2 chủ yếu gây bệnh về phổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nó còn ảnh hưởng đến cả não, tim, thận và cả dạ dày. Thời gian qua, hàng nghìn người đã phải gặp bác sĩ vì các di chứng hậu Covid-19 liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa.
Dave Hockaday (sống tại Anh) là một trong số đó. Anh cho biết trước kia, dạ dày của mình khá khỏe. Nhưng từ khi mắc Covid-19 đến nay, anh không dám ăn các món yêu thích như pizza, bia, cà phê hay chocolate vì dạ dày sẽ cảm thấy khó chịu.
Ngoài Hockaday, hàng nghìn người mắc Covid-19 cũng gặp phải các vấn đề tiêu hóa dai dẳng như trào ngược axit, co thắt dạ dày, táo bón và tiêu chảy kéo dài sau khi bị nhiễm bệnh.
Nghiên cứu do nhóm chuyên gia từ Hệ thống Y tế VA Saint Louis (Mỹ) thực hiện, đăng tải trên Nature Communications cho thấy những người từng bị nhiễm coronavirus, dù là nhẹ nhất, cũng có khả năng gặp các vấn đề về dạ dày cao hơn hẳn so với những người không bị nhiễm.
Dựa theo kết quả so sánh hồ sơ y tế của hơn 154.000 cựu chiến binh Mỹ mắc Covid-19 với khoảng 5,6 triệu người không mắc bệnh, các nhà nghiên cứu phát hiện 9.605 người đã gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tuyến tụy hoặc gan hậu Covid-19. Trung bình những người mắc Covid-19 có khả năng gặp các vấn đề về đường tiêu hóa mạn tính cao hơn 36% so với những người không bị nhiễm bệnh, theo New York Times.
Vấn đề phổ biến nhất liên quan đến dạ dày là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm đau bụng, táo bón và tiêu chảy.
Lo lắng cho tình trạng tiêu hóa khó khăn của mình, Dave Hockaday đã gặp chuyên gia dinh dưỡng chức năng để tìm hiểu thêm về hệ vi sinh vật đường ruột và được chỉ ra sự gián đoạn đối với hệ vi sinh vật có thể là nguyên nhân gây ra các rối loạn tiêu hóa, bao gồm trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và hội chứng ruột kích thích (IBS).
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications vào tháng 11/2022, coronavirus có thể cản trở sự cân bằng tự nhiên của lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột, khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết tình trạng viêm mạn tính liên quan đến Covid-19 có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa trong thời gian dài. Có thể một số mảnh virus vẫn còn trong đường tiêu hóa sau khi bệnh nhân khỏi bệnh, tiếp tục gây viêm ở dạ dày và ruột.
Họ cũng lưu ý niêm mạc ruột non đặc biệt dễ nhiễm virus, dẫn đến việc virus dễ dàng xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cần thời gian để tìm hiểu rõ hơn về cách thức SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến cơ thể về lâu dài để giúp các bác sĩ điều trị hiệu quả các triệu chứng hậu Covid-19.
3, Tháng 5, 2023 |
3, Tháng 7, 2024 |
23, Tháng 6, 2023 |
10, Tháng 5, 2024 |
16, Tháng 6, 2023 |
26, Tháng 10, 2023 |