Hướng dẫn cách xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh

14, Tháng 11, 2023 |

CONTENT

Views Count 180
Comments Count

Trẻ bị sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến bé khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở. Nếu tình trạng không được sơ cứu kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc sữa

 

Hướng dẫn cách xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh

 

- Bé đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi.

 

- Có thể thấy sữa trào ra mũi hoặc miệng.

 

- Bé hốt hoảng, da tái xanh, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.

 

- Những trường hợp nặng, bé có thể ngừng thở.

 

Hướng dẫn chăm sóc khi bé bị sặc sữa

 

- Vỗ lưng: Nhanh chóng đặt bé nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu bé nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của bé theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng lật bé ngược lại xem bé đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu bé chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực.

 

Hướng dẫn cách xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh

 

- Ấn ngực: Giữ bé ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức, khoảng 1 khoát ngón tay ngay dưới đường nối 2 núm vú. Tốc độ ấn 1 lần /giây, ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp nhau. Tiếp tục theo dõi dấu hiệu hồi phục, nếu bé vẫn chưa hồi phục tiếp tục vỗ lưng - ấn ngực cho đến khi bé có dấu hiệu hồi phục (có thể 6 – 10 lần).

 

Thông thoáng đường thở bằng hút mũi miệng: Trong khi thực hiện vỗ lưng - ấn ngực cần làm thông thoáng đường thở cho bé. Dùng dụng cụ hút để hút mũi miệng cho bé, hút miệng trước, mũi sau. Nếu cấp cứu tại nhà, không có sẵn dụng cụ hút mũi miệng, bạn có thể dùng miệng để hút nhanh cho bé. Khi bé đã hồi phục, cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi tiếp.

 

Hướng dẫn cách phòng tránh tình trạng sặc sữa ở bé

 

- Không nên cho bé vừa bú vừa ngủ.

 

Hướng dẫn cách xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh

 

- Không đùa với bé khi đang bú, điều này dễ khiến cho khiến bé cười gây sặc.

 

- Khi cho bú nên bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Phải cho trẻ bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những bé còn yếu, sinh non tháng. Ban đêm muốn cho bé ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế bé lên bằng hai tay đặt bé ở tư thế thoải mái rồi mới cho bé bú.

 

Hướng dẫn cách xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh

 

- Khi trẻ ho hoặc khóc thì cần ngừng cho bú ngay, không nên để sữa tiếp tục chảy xuống miệng bé.

 

- Nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà bé chưa nuốt kịp, người mẹ nên dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

 

Hướng dẫn cách xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh

 

Với những trẻ không nuôi bằng sữa mẹ, phải bú bình cần chú ý đầu núm vú cao su lỗ không quá rộng, tốt nhất khoảng từ 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho bé bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, điều này tránh cho bé không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi phải dùng thìa đổ sữa vào miệng bé, cần đổ từ từ, khi bé nuốt hết mới đổ thìa khác, không vội vàng, tránh đổ tràn cả vào mũi bé.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.

 

Xem thêm gói khám tổng quát nhi tại Hệ Thống Phòng Khám.

 


Hướng dẫn cách xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond