Nhổ răng khôn có đau không?

25, Tháng 12, 2023 |

CONTENT

Views Count 546
Comments Count

Răng khôn mọc lệch dẫn đến tình trạng đau nhức cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nhổ răng khôn có đau không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn rõ hơn về tình trạng nhổ răng khôn.

 

Răng khôn là gì?

Nhổ răng khôn có đau không?

Răng khôn thường bắt đầu nảy mọc từ khoảng 17 - 25 tuổi, tuy nhiên không phải ai cũng đều gặp vấn đề về răng này. Đôi khi, răng khôn có thể gây ra các vấn đề như: đau, sưng hoặc đau đầu khi răng mọc ra và không có đủ không gian trong miệng để phát triển một cách bình thường. Khác với các răng khác, vì răng hàm mọc khi xương răng đã hoàn chỉnh nên việc răng mọc lệch hướng, chèn ép đến các răng liền kề,… là vấn đề phổ biến của răng khôn. 

 

Nhổ răng khôn có đau không?

 

Vì răng khôn nằm ở vị trí cuối trên cung hàm, liên kết các dây thần kinh, do đó chân răng khôn rất vững chắc. Thông thường quá trình nhổ răng tương đối phức tạp, đặc biệt là với những răng mọc lệch, mọc ngang,…

 

Nhổ răng khôn có đau không?

 

Nhưng với công nghệ hiện đại, nhổ răng khôn không còn là nỗi ám ảnh như trước. Hiện nay, các Nha khoa đều sử dụng các loại máy nhổ răng khôn không đau giúp rút ngắn thời gian nhổ, giảm thiểu cảm giác đau nhức và ê buốt.

 

Tùy từng trường hợp của răng, bác sĩ sẽ nhổ răng, quá trình nhổ răng được thực hiện bằng dụng cụ chuyên dụng, độ chuẩn xác cao để tránh tổn thương đến các mô mềm xung quanh.

 

Nhổ răng khôn có đau không?

 

Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được bác sĩ gây tê nên không còn cảm giác đau nhức. Sau khi nhổ, nướu có thể bị sưng, việc sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của Bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, sẽ giúp giảm nhanh tình trạng sưng đau hiệu quả.

 

Những lưu ý sau nhổ răng khôn

 

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xung quanh vùng răng khôn đã nhổ. Do đó, bạn cần tuân thủ dùng thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ.

 

Nhổ răng khôn có đau không?

 

Người bệnh sẽ được nhét một cục bông/gạc vào vị trí răng khôn đã được nhổ bỏ để giúp cầm máu. Do đó, không nên nhả cục bông/gạc sớm, máu có thể sẽ rit thêm vài giờ sau đó. Cần giữ miếng bông/gạc cho đến khi ngừng chảy máu hẳn.

 

Không hút thuốc để tránh làm vỡ cục máu đông, thậm chí khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.

 

Khoảng sau 2 - 3 ngày, vùng xung quanh răng khôn được nhổ bỏ có thể sẽ bị sưng lên do tình trạng máu đông tích tụ. Người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm đá hoặc chườm nóng để làm tan máu bầm và giảm sưng.

 

Nếu tình trạng sưng, đau kéo dài hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường xảy ra, người bệnh nên quay trở lại để gặp bác sĩ điều trị. Tránh việc tự ý điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

 

Nhổ răng khôn có đau không?

 

Tuân thủ hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc uống theo chỉ định, không tự ý dùng các thuốc giảm đau, kháng sinh.

 

Không nên súc miệng bằng nước muối vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.

 

Không khạc, nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau khi nhổ.

 

Không ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, tránh thức ăn nhét vào ổ răng. Chỉ nên dùng thức ăn loãng như cháo và uống nhiều nước.

 

Tái khám răng miệng định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa (nếu có).

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng. 

 

Nhổ răng khôn có đau không?

 

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tăng Cường Phòng Chống Dịch Bệnh Mùa Mưa, Bão, Lũ Dồn Dập

11, Tháng 9, 2024 |

Admin

Tăng Cường Phòng Chống Dịch Bệnh Mùa Mưa, Bão, Lũ Dồn Dập

Tháng 9 đánh dấu sự khởi đầu của những cơn mưa bão, ngập lụt lớn trên khắp các tỉnh thành, đặc biệt là ở các khu vực miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung. Mưa lũ không chỉ gây ra thiệt hại vật chất mà còn tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Views Count 3,702
Comments Count
Đọc thêm

Đối tác y khoa Diamond