24, Tháng 11, 2023 |
25, Tháng 10, 2023 |
Tiền sản giật thường xảy ra ở giai đoạn nửa sau thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh em bé. Tuy nhiên tình trạng này có nguy hiểm không là vấn đề nhiều mẹ bầu đang quan tâm.
Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ, bởi yếu tố huyết áp cao và dễ gây tổn thương đến các cơ quan như gan và thận. Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34. Ở một số thai phụ, triệu chứng lại xuất hiện sau khi lâm bồn, thường trong 48 giờ sau sinh.
- Tăng cân trong 1 hoặc 2 ngày do lượng chất lỏng trong cơ thể tăng nhiều
- Đau bụng, đặc biệt là ở phía trên bên phải
- Đau đầu nặng, thay đổi phản xạ
- Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu
- Chóng mặt, nôn và buồn nôn nghiêm trọng
- Thay đổi thị lực: mất thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, mắt nhìn mờ.
Một số phụ nữ bị tiền sản giật không có bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra huyết áp thường xuyên và làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai đầy đủ.
Mặc dù hầu hết các trường hợp tiền sản giật không gây ra vấn đề gì và cải thiện ngay sau khi sinh em bé, nhưng có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Tiền sản giật có thể khiến nhau thai không nhận đủ máu, điều này khiến con bạn sinh trẻ có cân nặng rất nhẹ, hay còn được gọi là hạn chế tăng trưởng của thai nhi.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sinh non và các biến chứng về sau cho trẻ, bao gồm khuyết tật học tập, động kinh, bại não và các vấn đề về thính giác và thị lực.
Biến chứng tiền sản giật hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm như sau:
- Đột quỵ
- Co giật
- Tích tụ chất lỏng vùng ngực
- Suy tim
- Chảy máu sau sinh
Khi tiền sản giật hoặc sản giật làm tổn thương gan và các tế bào máu, bạn có thể bị một biến chứng gọi là hội chứng HELLP. Đó là viết tắt của:
- Tan máu: Đây là tình trạng khi các tế bào hồng cầu mang oxy trong cơ thể bạn bị phá vỡ.
- Tăng men gan
- Số lượng tiểu cầu thấp: Đây là tình trạng khi bạn không có đủ tiểu cầu, do đó máu của bạn không đông lại như bình thường.
Hiện nay, vì chưa có một nghiên cứu nào chỉ rõ được nguyên nhân gây tiền sản giật nên cũng chưa có một biện pháp nào có khả năng phòng ngừa triệt để biến chứng nguy hiểm này cho bà bầu. Chính vì vậy, điều quan trọng chính là phòng ngừa tình trạng tiền sản giật. Các chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò thiết yếu, giúp hạn chế tiền sản giật cho mẹ bầu.
- Bổ sung đầy đủ DHA, EPA để phòng ngừa tiền sản giật. Các sản phẩm chứa hàm lượng Omega-3 gồm: cá hồi, súp lơ, quả óc chó, hạt vừng…
- Mẹ bầu nên bổ sung đủ canxi trong suốt thai kỳ để giảm nguy cơ tiền sản giật Các thực phẩm giàu canxi gồm: sữa, măng tây, đậu bắp, súp lơ xanh…
- Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung vitamin D đầy đủ. Các sản phẩm giàu canxi như: dầu gan cá, ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương…
- Tập thể dục thường xuyên cũng là biện pháp giúp mẹ nâng cao sức khỏe và hạn chế tối đa nguy cơ bị tiền sản giật.
- Ngoài ra, điều mà tất cả bà bầu cần lưu ý đó là phải theo dõi sát sao trong suốt thai kỳ. Nếu có bất thường gì, mẹ nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.
24, Tháng 11, 2023 |
20, Tháng 10, 2023 |
21, Tháng 10, 2023 |
29, Tháng 10, 2024 |
3, Tháng 10, 2024 |
19, Tháng 10, 2024 |