XÉT NGHIỆM NIPT CẦN BAO NHIÊU MÁU, LẤY MẪU CÓ ĐAU KHÔNG?

31, Tháng 10, 2023 |

CONTENT

Views Count 4,322
Comments Count

Phương pháp xét nghiệm Nipt giúp mẹ bầu phát hiện sớm các bất thường, nguy cơ dị tật thai nhi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mẹ bầu băn khoăn, không biết phương pháp này cần lấy bao nhiêu máu, quy trình lấy mẫu có đau không? Những phân tích sau đây sẽ giúp thai phụ giải đáp mọi thắc mắc.

 

Xét nghiệm Nipt cần lấy bao nhiêu máu?

 

XÉT NGHIỆM NIPT CẦN BAO NHIÊU MÁU, LẤY MẪU CÓ ĐAU KHÔNG?

 

- Cũng như các phương pháp xét nghiệm thông thường khác, xét nghiệm Nipt chỉ cần lấy từ 7 - 10ml máu tĩnh mạch của mẹ bầu.

 

- Trước khi thực hiện, mẹ bầu có thể lấy máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần nhịn ăn. Thao tác lấy mẫu xét nghiệm Nipt nhẹ nhàng, không gây đau. Vậy nên các mẹ bầu không cần lo lắng.

 

- Các mẹ bầu lưu ý chỉ nên làm xét nghiệm Nipt khi thai nhi tối thiểu 9 tuần tuổi. Nếu lấy mẫu quá sớm, khi đó lượng ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ chưa đủ, sẽ dẫn kết quả xét nghiệm không được chính xác.

 

Các bước lấy mẫu xét nghiệm Nipt

 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu

 

- Ống hút chân không chuyên biệt cho xét nghiệm Nipt. Ống máu phải đầy đủ tem nhãn và còn hạn sử dụng.

- Kim lấy mẫu máu và giá đỡ kim.

- Khay để đựng ống mẫu.

 

XÉT NGHIỆM NIPT CẦN BAO NHIÊU MÁU, LẤY MẪU CÓ ĐAU KHÔNG?

 

Để đảm bảo an toàn, thoải mái cho mẹ bầu. Các kỹ thuật viên cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như:

 

- Hộp bông cồn sát khuẩn

- Găng tay vô khuẩn,

- Panh kẹp

- Khẩu trang y tế

- Dây garo, đệm kê tay.

 

Bước 2: Tiến hành thu mẫu

 

XÉT NGHIỆM NIPT CẦN BAO NHIÊU MÁU, LẤY MẪU CÓ ĐAU KHÔNG?

 

- Gắn một đầu kim vào giá đỡ.

- Cố định vị trí lấy mẫu.

- Sát trùng bằng cồn 70 độ.

- Vặn bỏ phần nắp đầu kim, lấy ven.

- Đưa ống lấy máu vào trong lòng giá đỡ, sâu hết phần kim. Kim xuyên qua nắp ống, máu tự chảy xuống dựa vào áp lực chân không trong ống máu. Lượng máu trong ống khoảng 7 – 10ml máu mẹ.

- Đảo ống máu nhẹ nhàng để trộn các chất hóa học trong ống máu từ 8 – 10 lần.

 

Bước 3: Bảo quản và gửi mẫu xét nghiệm

 

Sau khi lấy mẫu, không lắc mạnh ống máu vì có thể làm vỡ tế bào máu. Cuộn ống máu vào trong lớp giấy thấm, sau đó cho vào túi nilon sinh học. Đặt ống đựng mẫu máu vào hộp chuyên dụng cùng với đơn đăng ký xét nghiệm. Mẫu sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian sớm nhất.

 

Những điều mẹ bầu cần lưu ý sau khi có kết quả Nipt

 

Nếu kết quả cho ra tình trạng bất thường nhiễm sắc thể, mẹ bầu và bác sĩ cần cân nhắc làm xét nghiệm chẩn đoán vì xét nghiệm Nipt là xét nghiệm sàng lọc an toàn, hiệu quả nhưng không thể thay thế được xét nghiệm chẩn đoán.

 

XÉT NGHIỆM NIPT CẦN BAO NHIÊU MÁU, LẤY MẪU CÓ ĐAU KHÔNG?

 

Với kết quả chưa xác định nguy cơ: Mẹ bầu sẽ được đề nghị lấy mẫu và xét nghiệm lại. Nếu xét nghiệm lần 2 vẫn chưa xác định được nguy cơ, gia đình cùng bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc làm xét nghiệm chẩn đoán.

 

Với kết quả nguy cơ thấp: mẹ bầu vẫn cần tiếp tục theo dõi thai kỳ định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.  

 

Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.

 

XÉT NGHIỆM NIPT CẦN BAO NHIÊU MÁU, LẤY MẪU CÓ ĐAU KHÔNG?

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond